Thị trường điện máy Việt ra sao sau những thương vụ thâu tóm "khủng"?

Thị trường điện máy Việt ra sao sau những thương vụ thâu tóm "khủng"?

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Thứ 7, 09/09/2017 05:37

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, việc Thế Giới Di Động mua lại Trần Anh có thể sẽ tạo thêm một sức mạnh mới cho các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã có những nhận định về thương vụ mua bán, sát nhập giữa công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ) và công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (Trần Anh). Theo ông Thành, thương vụ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận này cần phải được nhìn nhận ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Thứ nhất, về mặt tiêu cực, việc thâu tóm Trần Anh và sau đó có thể sẽ có thêm những đơn vị bán lẻ khác sẽ biến TGDĐ trở nên không có đối thủ, thậm chí độc quyền trong lĩnh vực này. Họ sẽ có thể dễ dàng tác động, áp đặt về giá đối với người tiêu dùng lẫn các hãng sản xuất. Về phía người tiêu dùng sẽ không được các quyền lợi khuyến mại lớn như hiện tại. Phía các nhà sản xuất cũng sẽ không có nhiều sự lựa chọn về đối tác tiêu thụ sản phẩm. Sự độc quyền là khó tránh khỏi. Đương nhiên, sự biến mất của những đơn vị bán lẻ nhỏ yếu khác cũng sẽ không thể loại trừ.

Công nghệ - Thị trường điện máy Việt ra sao sau những thương vụ thâu tóm 'khủng'?

Sẽ có những kịch bản khác nhau về thị trường bán lẻ điện máy sau các thương vụ mua bán, sát nhập "khủng".

Thứ hai, nhìn nhận về mặt tích cực, TS Thành cho hay, việc sát nhập này sẽ khiến doanh nghiệp trở nên mạnh hơn, có sức cạnh tranh lớn hơn khi thời gian tới, các đơn vị bán lẻ lớn của nước ngoài sẽ có cơ hội xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thị trường 90 triệu dân cùng với mức tăng trưởng cao của ngành bán lẻ đang hút các thương hiệu nước ngoài. “Các đại gia bán lẻ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đang đặt những bước chân chắc chắn vào Việt Nam khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. Họ có đủ kinh nghiệm, có nguồn vốn dồi dào, có kế hoạch chiến lược, nếu chúng ta không có những doanh nghiệp thực sự lớn thì thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ hoàn toàn nằm trong tay họ. Lúc này, dòng tiền chảy về đâu? Không chỉ Trần Anh, TGDĐ mà cả những doanh nghiệp bán lẻ khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và khi thị trường lớn nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài, người tiêu dùng thậm chí còn bị thiệt hại về giá nhiều hơn”, ông Thành cho biết.

Cũng theo TS Thành, khi doanh nghiệp nội lớn mạnh, đương nhiên những khâu như hậu mãi, chăm sóc khách hàng… cũng sẽ được cải thiện lên nhiều. Thậm chí, khi đã độc quyền, lớn mạnh, doanh nghiệp còn có những tác động ngược, tạo áp lực giảm giá đối với đơn vị sản xuất. Vì vậy, trong một kịch bản khác, người dùng cũng không phải quá lo ngại về việc bị ảnh hưởng quyền lợi giá thành bán ra sản phẩm.

Thử thách với đơn vị thu mua

Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất quý II của TGDĐ (mã CK: MWG), thì tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này là 9.978 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong cơ cấu phải trả nợ của công ty. Ước tính bình quân mỗi ngày đơn vị này phải dành gần 93 tỷ đồng để xử lý các khoản vay nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động. Việc mua lại TGDĐ, theo các chuyên gia trong ngành, khả năng sẽ khiến cho số nợ của họ tăng lên trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa với áp lực và thử thách lựa chọn chiến lược phù hợp đặt lên vai các lãnh đạo TGDĐ còn nặng hơn so với trước.

Đ.Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.