"Thiến hóa học là văn minh và nhiều nước đã áp dụng"

"Thiến hóa học là văn minh và nhiều nước đã áp dụng"

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 4, 08/08/2018 10:21

Theo chuyên gia, thiến hóa học là văn minh và nhiều nước cũng áp dụng rồi. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp này tại các nước tiên tiến thường chỉ định cho tội phạm có dấu hiệu tâm thần, bệnh rối loạn nhiễm sắc thể.

Với những tội phạm cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em có nhiều tình tiết tăng nặng, đặc biệt tội Hiếp dâm trẻ em, cần bổ sung thêm hình phạt thiến hóa học - là đề xuất của luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - đoàn Luật sư TP.HCM.

Bên cạnh đó, luật sư Nữ còn đề nghị, nhiều quốc gia đã gắn chíp quản lý các đối tượng sau khi mãn hạn tù. Nên chăng, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp quản lý tội phạm 24/24h, như gắn chip điện tử, vòng đeo để người dân nhận diện khi tiếp xúc.

Bởi lẽ, theo vị luật sư này, hiện nay, công nghệ 4.0 bùng nổ nên có thể ứng dụng công nghệ giám sát khi được mãn hạn tù. Có như vậy, mới răn đe, phòng ngừa cao và hạn chế việc xâm hại tình dục trẻ em.

Bàn về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Đình Liên – chuyên khoa Thận – Tiết niệu, bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là những đề xuất hợp lý bởi lẽ, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng những biện pháp này nhằm ngăn chặn khả năng tái phạm của loại tội phạm nêu trên.

Tin nhanh - 'Thiến hóa học là văn minh và nhiều nước đã áp dụng'

Ths.BS Nguyễn Đình Liên – chuyên khoa Thận – Tiết niệu, bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Cũng theo BS. Nguyễn Đình Liên, phương pháp “thiến hóa học” chủ yếu tác động vào hormon để qua đó ức chế ham muốn tình dục. Nhưng hành vi và ham muốn tình dục còn phụ thuộc vào não bộ, hoạt động của hệ dưới đồi. Mặt khác, thuốc cũng có thể có tác dụng trong một thời gian nhất định chứ không phải vĩnh viễn. 

“Thiến hóa học là văn minh và nhiều nước cũng áp dụng rồi. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp này tại các nước tiên tiến thường chỉ định cho tội phạm có dấu hiệu tâm thần, bệnh rối loạn nhiễm sắc thể và cũng còn vướng tới luật Nhân quyền vì khi mãn hạn tù là được phục hồi quyền công dân”, BS. Nguyễn Đình Liên nhấn mạnh.

Về đề xuất gắn chip điện tử với các đối tượng cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em sau khi mãn hạn tù, theo BS. Liên, việc gắn chip phải định vị được con người. Bài toán đặt ra là cơ quan đoàn thể nào theo dõi đối tượng? Hơn nữa, việc gắn chip điện tử đòi hỏi công cụ kiểm soát điện tử và kinh phí khá cao.

“Đây thực sự vẫn là bài toán. Gắn chip định vị không chỉ áp dụng cho đối tượng này mà ở nhiều nước, gắp chip định vị còn được áp dụng cho những đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự sau khi mãn hạn tù để tránh gây phiền toái cho xã hội”, BS. Liên nói.

Theo nhìn nhận của vị bác sĩ này, ở Việt Nam vẫn có thể áp dụng các biện pháp trên trong việc quản lý các đối tượng cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em sau khi mãn hạn tù khi công nghệ 4.0 bùng nổ.

“Nhưng ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng ở nước ta vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ”, BS. Nguyễn Đình Liên trao đổi.

Đồng thời, BS. Liên cũng đưa ra quan điểm, cần khuyến cáo và phổ biến luật Bảo vệ trẻ em, nâng cao giáo dục giới tính, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên trong trường học, cho cộng đồng.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.