Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ

Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 7, 29/02/2020 05:10

Mặc dù sở hữu tài nguyên muối kali dồi dào nhưng nhiệt độ quanh năm quá nóng nên nơi này đột nhiên trở thành thị trấn ma khiến người đi qua cảm thấy lạnh gáy.

Nơi này được gọi là Dallol, một thị trấn nhỏ ở Ethiopia, thấp hơn mực nước biển 130m. Dallol trong quá khứ luôn là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới với nhiệt độ trung bình ở đây luôn cao hơn 35 độ C mặc dù gần biển, nhưng vẫn có người sinh sống.

Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi.

Nó được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.

Trong lịch sử, các vụ phun trào độc hại đã diễn ra ở đây vào năm 1926. Vào tháng 10/2004, magma bên dưới Dallol bị rò rỉ. Sau đấy, một vụ phun trào phreatic (tầng chứa nước) cũng đã xảy ra vào tháng 1/2011.

Có thể nói, Dallol là một thế giới nước rất huyền ảo và rực rỡ, với sự hòa trộn của nhiều màu sắc. Nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động nên chẳng có ai dám đến gần.
 
Và cũng bởi môi trường cực kỳ khắc nghiệt ấy mà khu vực này từ lâu đã khiến giới khoa học cực kỳ lưu tâm.
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ

Gần suối địa nhiệt Dallol là thị trấn Dallol. Sở dĩ nơi này vừa xa xôi vừa khắc nghiệt là do nó bị cô lập khỏi các nơi khác, xung quanh Dallol không có bất kì thành phố nào cả.

Người dân sinh sống ở đây muốn đến thành phố gần nhất phải tốn rất nhiều thời gian.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ (Hình 2).

Xung quanh thị trấn Dallol không hề có khu dân cư tương tự, Dallol bị biệt lập!

Phương tiện công cộng nghèo nàn, lạc đà được coi là "xe riêng" tốc độ cao nhất mà người dân ở đây có.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ (Hình 3).

Dù điều kiện thời tiết ở đây quanh năm nóng bức, nếu là người bình thường thì rất khó có thể chịu đựng được.

Vào đầu thế kỷ trước, sản lượng muối kali tại Dallol đạt 5,1 tấn nhưng không kéo dài được lâu, khiến cuộc sống của người dân cũng bấp bênh theo.

Nhà cửa ở đây được xây dựng bằng những khối muối lớn, nhưng vì điều kiện khắc nghiệt và chi phí xây dựng cao nên cuối cùng rất nhiều ngôi nhà đã bị bỏ hoang.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ (Hình 4).
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ (Hình 5).

Chúng ta hoàn toàn có thể ghé đến đây thăm thú, nhưng lời khuyên thực chất là không nên.

Mặc dù vào năm 2004, kênh National Geographic đã làm một bộ phim tài liệu để giới thiệu Dallol, nhưng chẳng có một ai tới đây sinh sống và làm việc.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ (Hình 6).

Khí hậu ở đây ngày càng khắc nghiệt, rất ít người muốn tiếp cận. Do đó, người ta dự đoán cuộc sống của người dân bản địa ở đây không thể kéo dài trong tương lai.

Tại Dallol, trước đây ban đêm nhiệt độ có thể giảm đi ít nhiều nên cuộc sống của người dân cũng dễ chịu hơn.

Được biết, tháng lạnh nhất ở đây có nhiệt độ từ 24,6 độ C đến 36,1 độ C, tháng nóng nhất thậm chí đỉnh điểm lên tới 49 độ C gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Với điều kiện sống ngày càng khắc nghiệt như vậy, Dallol trở thành một thị trấn ma.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn thị trấn ma chỉ vì nhiệt độ (Hình 7).

hững vũng chất lỏng màu xanh lam, xanh lục mà bạn nhìn thấy không phải là nước, mà là axit sunfuric đủ đậm đặc để hòa tan cả đế giày.

Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Thiên nhiên kì bí với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 5h10 sáng hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.

Minh Anh (Nguồn Fox News)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.