Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Đường kính mắt bão khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ gió nhanh như đám mây 530 km/h. Đi kèm nó là một cơn bão sét có bề ngang 3.000km.
Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Áo, Georg Fischer cho biết, sét ở sao Thổ có cường độ mạnh gấp 10.000 lần so với ở Trái đất. Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km.
Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley).
Theo chu kỳ 20 đến 30 năm, trong Ƅầu khí quyển của sao Thổ xuất hiện những cơn dông Ƅí ẩn, tạo ra các đốm trắng có kích cỡ tương đương với Ƭrái Đất, chúng tích hợp lại tạo nên một vòng vành đai sao Thổ mở rộng nhất trong hệ Mặt Trời.
Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển.
Vì vậy, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ trên Sao Hỏa vẫn là thách thức đối với các nhà nghiên cứu khoa học.
Trong một ấn ρhẩm trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà nghiên cứu cho Ƅiết do hơi nước tích tụ lại ở tầng khí quyển thấp của Sao Thổ sau mỗi cơn bão trong nhiều thập kỷ sẽ tạo nên một động lực đẩy mạnh mẽ.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ.
Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Thiên nhiên kì bí với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 5h10 sáng hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.
Minh Anh (Nguồn National Geographic)