Giống như loài mèo, tiếng hát của cá voi lưng gù vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu hàng nhiều năm nay.
Trên tạp chí Science, nhà sinh vật học Roger Payne cho hay loài cá voi lưng gù lặp đi lặp lại những âm thanh bí ẩn. Các nhà khoa học đã gọi những âm thanh bí ẩn đó là "tiếng hát của cá voi".
Các nhà khoa học cho hay, tiếng hát của cá voi lưng gù phức tạp nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.
Vậy tiếng hát của đàn cá voi có mục đích là gì? Câu hỏi ấy đã khiến giới khoa học phải đau đầu trong thời gian dài.
Nhưng kể cả có ghi âm được giọng hát của chúng thì các nhà khoa học chỉ chỉ có thể phán đoán rằng chúng hát để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản.
Dù chưa được chứng thực và còn có nhiều sơ hở, nhưng đây là giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất, dù số lượng nghi ngờ cũng không nhỏ.
Ở một góc độ khác, chuyên gia từ ĐH Buffallo (Mỹ) đã thẳng thừng bác bỏ giả thuyết cá voi tìm bạn tình bằng tiếng hát. Theo ông thì chúng hát là để "nhìn" - chính xác hơn là định vị.
Giáo sư Eduardo Mercado III - chuyên gia thí nghiệm sóng não đến từ ĐH Buffalo chia sẻ với Daily Mail rằng, bằng việc phát ra âm thanh vươn rộng khắp đại dương, cá voi có thể hình thành một bức tranh ngoại cảnh ngay trong đầu chúng. Theo ông, những âm thanh ấy có thể mang lại nhiều thông tin hơn là chỉ để phát ra tín hiệu cho đồng loại.
"Có lẽ hầu hết các nhà sinh học sẽ bác bỏ, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm rằng các giả thuyết về tiếng hát của cá voi ở thời điểm hiện tại là sai. Khi chúng tạo ra âm thanh, nó giống như một chiếc radar dò tìm tín hiệu trong bóng tối vậy", tiến sĩ cho hay.
Có vẻ như âm thanh do cá voi phát ra thay đổi theo từng năm, và chúng vì thế buộc phải thay đổi "bài hát" của mình cũng trong thời gian như vậy.
Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ trường của Trái Đất ảnh hưởng đến sự định vị của cá voi.
Cá voi có thể sử dụng từ trường của Trái Đất để định hướng thay vì sử dụng thị lực của chúng.
Tại sao bầy cá voi lại có thể di chuyển một cách chính xác theo hướng bắc nam mà không hề đi lạc trong suốt cả hành trình dài?
Gesse Granger cùng các đồng sự của mình trong nhóm nghiên cứu đã kiểm nghiệm lại dữ liệu hoạt động của mặt trời trong những ngày xảy ra hiện tương cá voi mắc cạn, từ năm 1985 đến năm 2018. Theo đó, cứ vào những ngày xảy ra bão mặt trời, xác suất để cá voi mắc cạn tăng lên 2,3 lần.
Liệu những cơn bão khiến cho cá voi mất hẳn khả năng định vị phương hướng, hay chỉ đơn giản là khiến chúng nhầm lẫn trong việc xác định đường đi mà thôi?
Theo đó, bão mặt trời sẽ tăng nhiễu của sóng radio, và điều này được cho là gây ảnh hưởng đến khả năng định hướng của những loài động vật di chuyển dựa theo từ trường của Trái đất.
Trong khi đó, chỉ số AP sẽ cho biết mức độ biến động của từ trường Trái đất trong những cơn bão mặt trời.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu không tìm ra được mối liên quan đáng kể nào giữa giá trị AP và việc cá mắc cạn cả!
Liệu bí ẩn trên còn được lý giải theo cách nào khác hay không?
Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Thiên nhiên kì bí với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 5h10 sáng hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.
Minh Anh (Nguồn LiveScience)