Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực

Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 27/02/2020 05:00

Một vùng đất băng đỏ ngàu như màu máu, liệu có bí ẩn gì ở Nam Cực mà chúng ta không biết?

Mới đây, các nhà khoa học Ukraine ở Nam Cực đã bị sốc khi thức dậy và phát hiện tuyết xung quanh trạm nghiên cứu Vernadsky toàn màu đỏ máu.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực

Hiện tượng tuyết máu tại Nam Cực.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực (Hình 2).

Mọi giả thuyết được đặt ra? Một cuộc thảm sát hay cuộc săn thú khổng lồ của người tuyết. Thật nguy hiểm!

Nhưng may mắn, nguyên do được tìm ra quái thú đó là Tảo!

Theo các nhà khoa học, sự nở rộ như vậy của tảo một phần là do biến đổi khí hậu, Nam Cực hiện giờ đang vào mùa hè.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực (Hình 3).

Trước đây, một số người suy đoán rằng màu đỏ của tuyết là do yếu tố địa chất từ các mỏ khoáng sản trên tuyết hoặc hóa chất rửa trôi từ các loại đá.

Đến mùa xuân và mùa hè, khi nhiệt độ tăng, tuyết tan, các chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình nảy mầm của các loại tảo tuyết.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực (Hình 4).

Tuy tảo tuyết thực sự có màu xanh nhưng đồng thời có chứa sắc tố carotenoid đỏ tươi, có tác dụng bảo vệ các loài tảo khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời.

Sau khi chúng nảy mầm, tảo mọc trên các bề mặt của tuyết và làm xuất hiện những mảng màu đỏ. Màu đỏ còn giúp hấp thụ nhiệt, cung cấp nước cho tảo khi tuyết xung quanh tan chảy.

Tảo Chlamydomonas nivalis màu đỏ, hay còn gọi là tảo tuyết dưa hấu với kích cỡ siêu nhỏ là nguyên nhân của hiện tượng này.

Tảo Chlamydomonas nivalis chỉ "ngủ đông" khi nhiệt độ xuống thấp. Theo báo RT, tuyết đỏ không phải là hiện tượng độc nhất vô nhị ở cực Nam.

Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Giải mã tuyết đỏ như máu ở Nam Cực (Hình 5).

Hiện tượng tuyết dưa hấu, tuyết máu cũng thường xuyên xảy ra ở Bắc Cực, dãy núi Alps và các khu vực miền núi khác.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này thường thấy trong những tháng mùa hè ở Sierra Nevada bang California, Mỹ – nơi nhiệt độ đủ thấp để tuyết từ những cơn bão mùa đông không bị tan hết trong các tháng mùa hè.

Đầu tháng này, nhiệt độ ở Nam Cực đã đạt mức cao kỷ lục mới, với 18,3 độ C tại trạm nghiên cứu Esperanza.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, Bán đảo Nam Cực, mũi phía tây bắc gần Nam Mỹ, là một trong những vùng "nóng lên nhanh nhất" của Trái Đất. Nhiệt độ ở đây trung bình tăng 3 độ C trong 50 năm qua.

Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Thiên nhiên kì bí với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 5h00 sáng hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.

Minh Anh (Nguồn Fox News)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.