Có những hòn đảo vẫn mãi là bí ẩn đến tận bây giờ mặc cho các nghiên cứu của khoa học vẫn luôn tích cực.
Mới đây, một hòn đảo có đường kính 1 dặm vừa xuất hiện bí ẩn sau lớp sương mù dày đặc trên Thái Bình Dương.
Những hình ảnh đầu tiên về hòn đảo này đã được đưa ra sau khi ba người đàn ông địa phương đặt chân lên đó hôm thứ Bảy vừa rồi.
Điều đặc biệt là hòn đảo này xuất hiện ngay sau khi có 1 vụ núi lửa phun trào dưới nước xảy ra.
Ông GP Orbassano, 63 tuổi trả lời tờ AP: "Hôm đó là một ngày đẹp trời với tầm nhìn tốt - trời xanh trong và mặt biển cũng vậy. Có hàng nghìn con chim biển đủ loại đã tới hòn đảo đẻ trứng".
Theo BBC, hòn đảo mới này nằm cách thành phố Nuku’alofa, thủ đô Tonga, khoảng 45km về phía tây bắc.
Hòn đảo dài khoảng 500m, xuất hiện sau khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào lần 2 dưới đáy biển phun trào từ hồi tháng 12/2014.
Nhà nghiên cứu Matt Watson thuộc ĐH Bristol cảnh báo bề mặt hòn đảo mới này có thể không ổn định: "Bề mặt đảo sẽ rất mềm bởi nó được hình thành từ đá nhão - chuyên gia Watson cho biết - Nó cũng sẽ bị sóng mạnh đánh vào liên tục, do đó rất nguy hiểm khi lên đảo".
Rất có thể trong vài tháng tới, hòn đảo sẽ lại chìm xuống biển. Tuy nhiên ông Orbassano tin rằng hòn đảo đủ cao so với mặt nước biển, do đó sẽ khó bị nhấn chìm và thậm chí còn có thể trở thành một địa điểm du lịch.
Còn ở Kazakhstan có một hòn đảo mang tên "không bao giờ trở lại" thu hút sự chú ý của truyền thông.
Nguồn gốc của nó là từ những câu chuyện cổ kể về những kẻ trốn thoát đã sống ở đây và không về nhà nữa. Ngoài ra còn có nhiều nhóm người biến mất trên đảo. Người Kazakhs cho rằng sự biến mất này là do con thằn lằn bay trong từ thời cổ đại.
Đảo mở cửa đón khách chính thức lại vào giữa thế kỷ 19, vào thế kỷ 20, lãnh thổ đảo bị chiếm bởi những gia đình đi săn. Tuy nhiên, sau đó hòn đảo này đã thành khu dự trữ tự nhiên.
Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích tụ dưới đáy biển tạo nên. Quần đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa nhô lên khỏi mặt nước.
Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển.
Hầu hết các hòn đảo hình thành từ dung nham và tàn tro núi lửa thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn do cấu trúc thiếu ổn định và dễ bị ăn mòn.
Tuy nhiên, nếu vật chất không ngừng phun ra và tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại lâu dài, thậm chí tồn tại vĩnh viễn.
Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Thiên nhiên kì bí với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 5h00 sáng hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.
Minh Anh