Thiên thạch rơi ở Siberia: Liệu dân có đổ xô 'săn lộc trời'

Thiên thạch rơi ở Siberia: Liệu dân có đổ xô 'săn lộc trời'

Thứ 4, 07/12/2016 11:56

Người dân Cộng hòa Khakassia, miền Tây Nam Siberia đã được chứng kiến thiên thạch rơi xuống thị trấn Sayanogorsk trong tối 6/12.

Thông báo của Bộ trình trạng khẩn cấp Cộng hòa Khakassia cho hay,vào lúc 18h50 tại khu vực phía Nam của Cộng hòa Khakassia đã quan sát thấy vật thể bay trên bầu trời. Vật thể phát sáng (có lẽ là một thiên thạch) bị đốt cháy trong các lớp dày đặc của khí quyển, kèm theo ánh sáng chói, và tiếng động đặc trưng.

Tiêu điểm - Thiên thạch rơi ở Siberia: Liệu dân có đổ xô 'săn lộc trời'

 Vật thể phát sáng trên bầu trời Siberia tối ngày 6/12

Vật thể phát sáng trên bầu trời được cho là các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất và bốc cháy khiến bầu trời sáng rực kèm theo âm thanh đặc trưng.

Theo Siberian Times, những người dân đã nhìn thấy một ánh sáng rực rỡ giữa màn trời đêm, họ nghĩ rằng mình đang được chứng kiến màn mưa sao băng.

“Chúng tôi đã nhìn thấy bầu trời phát sáng. Và trong khoảng 2 phút ngôi nhà của tôi rung lên, có âm thanh vọng lại như tiếng sấm”, một nhân chứng cho hay.

Một người phụ nữ đang đi dạo cùng gia đình, cách khu vực nổ thiên thạch khoảng 1km chia sẻ: “Khi đang đi dạo, bỗng nhiên nhìn thấy một tia sáng ngang qua trời. Bạn tôi hét lên và sau đó chúng tôi chứng kiến một vụ nổ thiên thạch”.

Ở một sân băng gần nơi xảy ra vụ việc, những đứa trẻ nói rằng, chúng nhìn thấy ánh sáng từ xa, nó thực sự rất đẹp. “Tôi đã đem điện thoại ra chụp được hình ảnh. Ánh sáng rực rỡ như ban ngày, sau đó khoảng 40-60 giây thì nghe thấy một tiếng nổ lớn rung chuyển”, Sergey Isaykin, nhân chứng tại sân băng nói.

Tiêu điểm - Thiên thạch rơi ở Siberia: Liệu dân có đổ xô 'săn lộc trời' (Hình 2).

 Những đứa trẻ chụp lại ánh sáng phát ra trên bầu trời từ sân băng

Tại một số diễn đang địa phương, cộng đồng mạng đặt ra giả thuyết, vật thể sáng đó là sự cố của một tên lửa hay sự cố công nghệ. Song phía chính quyền Khakassia khẳng định, đây là một vụ nổ thiên thạch hoàn toàn tự nhiên.

Japan Times cho hay, sau các vụ nổ thiên thạch, sau những vụ nổ thiên thạch này là tình trạng người dân đổ xô đi mua thiên thạch.

Với những người nhà giàu Trung Quốc, họ có thể bỏ ra hàng nghìn USD để sở hữu một thiên thạch. Tong Xianping là một trong những doanh nhân Trung Quốc rất “chịu chơi”  khi bỏ ra 1 triệu NDT (163.000 USD) cho một mảnh vỡ từ thiên thạch Seymchan.

Tong cho hay: “Mảng thiên thạch tôi đang sở hữu rất giá trị, nó nặng 176kg. Đây là thiên thạch được phát hiện tại một con sông ở Nga năm 1967 và được cho là có tuổi thọ hàng tỉ năm. Tôi thấy giá này là xứng đáng. Vì chúng mang tin tức từ vũ trụ xuống”, Tong cho biết.

Nhưng các nhà nghiên cứu về thiên văn cho rằng, việc những người dân đổ xô đi tìm mua thiên thạch, đặc biệt giới nhà giàu Trung Quốc đã đẩy giá của những thiên thạch rơi cao nhất ngưởng. Giới chuyên gia cũng lo ngại, do những vật thể này khá giống đá, nên các nhà buôn có thể làm giả mạo giấy tờ.

“Nhiều khách mua chỉ quan tâm đến kích thước, giá bao nhiêu mà không có chuyên môn tìm hiểu về đặc tính khoa học của thiên thạch, nên họ rất dễ bị lừa”, Bryan Lee, chuyên gia thẩm định các mẫu vật tại triển lãm thiên thạch lớn nhất thế giới ở Tuscon (Mỹ) cho hay.

Các mảnh thiên thạch có kích thước đa dạng từ vài mm đến hàng nghìn km. Hội thiên văn học quốc tế đã phân loại các thiên thạch khác nhau như asteroid, meteoroid. Những thiên thạch có kích thước lớn từ vài trăm m đến nghìn km chuyển động xung quanh mặt trời được gọi là tiểu hành tinh (asteroid), trong khi những thiên thạch có kích thước lớn hơn hạt bụi, nhưng nhỏ hơn so với tiểu hành tinh thì được gọi là meteoroid.

Thành phấn chủ yếu của thiên thạch là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa. Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.

Phương Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.