Thiết kế trang phục dân tộc Bàn thờ cho Hoàng Thùy: Độc đáo hay tấu hài?

Thiết kế trang phục dân tộc Bàn thờ cho Hoàng Thùy: Độc đáo hay tấu hài?

Lê Thị Ánh Tuyết

Lê Thị Ánh Tuyết

Thứ 7, 01/06/2019 10:00

Thiết kế Bàn thờ của NTK trẻ Phạm Quang Minh đang trở thành tâm điểm với những tranh cãi trái chiều. Đây có lẽ là bộ trang phục dân tộc gây tranh cãi nhiều nhất từ trước đến nay. PV báo Người Đưa Tin đã trò chuyện với NTK Phạm Quang Minh và đại diện đơn vị tổ chức cuộc thi để rộng đường dư luận.

Sáng to hay quá trn?

Trang Fanpage chính thức của Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam mới đây đã công bố những thiết kế trang phục sẽ có cơ hội trở thành trang phục dân tộc chính thức để Hoàng Thùy tham dự Miss Universe 2019 (Hoa hậu Hoàn vũ 2019). Bên cạnh những thiết kế lấy ý tưởng từ hoa sen, trầu cau, thổ cẩm,... bộ trang phục lấy ý tưởng từ bàn thờ của tác giả Phạm Quang Minh đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.

Chỉ sau gần 1 ngày đăng tải, bộ trang phục có tên Bàn thờ đã nhận về gần 50 nghìn lượt thích, 10 nghìn lượt chia sẻ và hơn 24 nghìn lượt bình luận. Nhiều người cũng tỏ ra "hốt hoảng", bởi với số lượng tương tác như vậy, khả năng cao bộ trang phục này sẽ lọt top 15 trang phục dân tộc có thể được mang đi chinh chiến tại Miss Universe 2019.

Sự kiện - Thiết kế trang phục dân tộc Bàn thờ cho Hoàng Thùy: Độc đáo hay tấu hài?

Thiết kế Bàn Thờ gây tranh cãi của NTK Phạm Quang Minh.

Cụ thể, bộ trang phục được thuyết trình: "Từ ý tưởng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục, là sự bày tỏ lòng hiếu thảo, mang giá trị về mặt tâm linh, ý thức luôn hướng về nguồn cội, dân tộc.

Để lột tả hết ý nghĩa của trang phục này, người trình diễn cần một phong thái trang trọng với một thái độ thành tâm. Đến giữa sân khấu, thể hiện cái tâm, lòng thành bằng cách thắp 3 cây nhang để vái.

Sau đó, người trình diễn xoay lưng lại phía sau để giúp người xem thấy được vật phẩm dâng lên bàn thờ (mâm cỗ dần dần hạ xuống nhờ vào động cơ). Mặt sau trang phục có khung thờ thể hiện sự bất ngờ cho người xem, nên trang phục có thiết kế động cơ vào mâm cỗ giúp nâng lên hạ xuống trong lúc trình diễn".

Nói về thiết kế của mình, NTK trẻ Phạm Quanh Minh chia sẻ với PV: "Bản thân tôi luôn tìm kiếm sự độc đáo và mới lạ trong thiết kế của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là điều vô cùng đặc biệt với người Việt chúng ta. Ở một số quốc gia khác cũng có tín ngưỡng thờ cúng nhưng Việt Nam vẫn có những nét rất riêng.

Tôi cho rằng tín ngưỡng thờ cúng của chúng ta rất độc đáo và hãy mang chia sẻ với bạn bè thế giới. Đó là nét đẹp có ý nghĩ vô cùng quan trọng trong đời sống người Việt. Vì lý do ấy, tôi đã lên ý tưởng cho thiết kế Bàn thờ. Nó vừa quen thuộc vừa ý nghĩa".

Dư lun "ni sóng"

Phải thừa nhận, thiết kế Bàn thờ thực sự táo bạo nhưng việc mang tín ngưỡng quan trọng này lên một bộ trang phục trình diễn liệu có nên? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra vào lúc này. Đa số ý kiến đều cảm thấy khó hiểu với ý tưởng đưa bàn thờ lên trang phục.

Sự kiện - Thiết kế trang phục dân tộc Bàn thờ cho Hoàng Thùy: Độc đáo hay tấu hài? (Hình 2).

Hoàng Thùy cũng đã chia sẻ vui khi biết về thiết kế Bàn Thờ.

Những người phản đối cho rằng thiết kế không phù hợp với phần thi Trang phục dân tộc - một phần quan trọng ở Hoa hậu Hoàn vũ. Số khác chỉ trích bản vẽ có nhiều chi tiết nhạy cảm, đi ngược nét văn hóa. Biến gương mặt người mẫu thành ảnh thờ cũng là điều bị coi là kiêng kị. Ngoài ra, những chi tiết mang ý nghĩa tâm linh như bát hương đặt ở vị trí vòng ba người mặc cũng bị cho là không phù hợp.

Nhiều người thậm chí còn nghĩ đây là một trò hề và hành động báng bổ. Việc đặt bàn thờ và lư hương ở mông là không thể chấp nhận. "Độc và lạ cũng phải tùy chứ, không phải cái gì cũng có thể tùy tiện mang ra làm nguồn cảm hứng" là điều người ta đang nói đến trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

Đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 cũng bày tỏ sự bất ngờ về thiết kế này. Cô hài hước: "Cho mình lên hương sớm thế bạn gì ơi. Em mới 26 nồi bánh chưng nè". Nữ diễn viên Ngô Thanh Vân cũng lên tiếng đầy hài hước: "Rồi đem bà hoa hậu lên bàn thờ hả?".

Trước những ý kiến phản đối, NTK Phạm Quang Minh chia sẻ, bản thân anh cũng bất ngờ khi thiết kế Bàn thờ khiến dư luận nóng đến như vậy. Nhưng, dù bị đa số cư dân mạng "ném đá", NTK trẻ vẫn rất tự tin, anh cho biết: "Tôi đón nhận bằng sự tích cực vì phản đối không có nghĩa là thất bại tại đây! Nếu may mắn lọt vào top 15, tôi sẽ lắng nghe góp ý của ban giám khảo và mọi người để điều chỉnh sao cho phù hợp. Để Bàn thờ vừa thể hiện được sự tôn nghiêm vừa có thể trình diễn trên sân khấu".

Đại diện BTC cũng đã chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin về những tranh cãi xung quanh bản vẽ thiết kế Bàn thờ: "BTC tôn trọng tất cả những ý tưởng, sáng tạo của các thí sinh. Cuộc thi được mở ra nhằm tìm kiếm ý tưởng sáng tạo, độc đáo và khác biệt từ những bạn trẻ. Vì vậy, chúng tôi luôn tôn trọng những tư duy mới mẻ từ các bạn thí sinh thông qua bài dự thi trang phục dân tộc. Tuy nhiên, việc đánh giá một thiết kế khi nó chỉ mới là ý tưởng trên bản vẽ là chưa đủ".

Sự kiện - Thiết kế trang phục dân tộc Bàn thờ cho Hoàng Thùy: Độc đáo hay tấu hài? (Hình 3).

Bánh Mì cũng đã gây nên những tranh cãi khi ra mắt năm 2018.

Tranh cãi không phi gi mi có

Trang phục dân tộc dành cho đại diện Việt Nam tại đấu trường nhan sắc quốc tế luôn là đề tài gây tranh cãi. Nếu nhìn lại vài năm trở lại đây sẽ thấy, hầu như bộ trang phục dân tộc nào của đại diện Việt Nam cũng khiến dư luận trở nên "nóng". Người khen kẻ chê mỗi người một ý, ai cũng cho là mình đúng, mình có lý. Nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận là, chúng ta càng chê, quốc tế lại càng thích.

Trang phục dân tộc gây tranh cãi gần đây nhất chính là bộ cánh Bánh Mì mà Hoa hậu HHen Niê đã mặc tại cuộc thi Miss Universe 2018. Thời điểm ấy, người ta chê nó kém sang, có người còn gọi nó là "hàng chợ" không phù hợp với đấu trường nhan sắc danh giá Hoa hậu Hoàn vũ.

Mặc những tranh cãi, mặc những khen chê, Bánh Mì vẫn đến Hoa hậu Hoàn vũ 2018 và thẳng tiến vào Top 4 trang phục đẹp nhất. Trước Bánh Mì, Nàng Mây cũng bị chê tơi tả không kém và sau đó, truyền thông quốc tế cũng đã dành cho bộ cánh ấy những mỹ từ.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, đại diện BTC cho biết: "Nàng Mây năm 2016 và Bánh Mì năm 2018 cũng từng tạo nên nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Với Nàng Mây, đó là lần đầu tiên chúng ta mang một bộ trang phục dân tộc không phải là áo dài đi ra thế giới. Nàng Mây được thiết kế với cảm hứng từ mây tre, hoàn toàn khác biệt so với những mẫu trang phục dân tộc của các đại diện đi trước. Còn với Bánh Mì, nó là lần đầu tiên ẩm thực Việt Nam được quảng bá đến bạn bè quốc tế.

Ở thời điểm Nàng Mây và Bánh Mì được chọn, bên cạnh sự ủng hộ vẫn có nhiều ý kiến phản đối. Nhưng, kết quả mà hai bộ trang phục này mang lại thì mọi người đều có thể thấy, bạn bè quốc tế đánh giá rất cao và xếp vào top những trang phục dân tộc ấn tượng tại Miss Universe.

Còn về bài thi Bàn Thờ, đây chỉ mới dừng ở mức ý tưởng trên bản vẽ. Tất cả các bài dự thi đều được đăng tải lên fanpage để khán giả cùng bình luận, đánh giá, bầu chọn. Nếu số lượng bình chọn và tương tác cao, Bàn Thờ cũng có khả năng vào top 15. Tuy nhiên, Top 15 sẽ phải thuyết trình trước ban giám khảo để chọn ra Top 3 tiến hành thực hiện sản phẩm. Do vậy, việc Bàn Thờ có tiến xa hay không còn phụ thuộc vào tác giả và bài thi, chứ không phải do hiệu ứng truyền thông". 

Sự kiện - Thiết kế trang phục dân tộc Bàn thờ cho Hoàng Thùy: Độc đáo hay tấu hài? (Hình 4).

Trang phục dân tộc Nàng Mây.

Đại diện BTC khẳng định, sự sáng tạo độc đáo là yếu tố nhắm đến. Vì vậy mà, BTC khuyến khích những ý tưởng táo bạo. Bởi chính những ý tưởng lạ mới tạo nên sự độc đáo.

"Sau 2 mùa tổ chức, cuộc thi đã thành công trong việc tìm ra những gương mặt nhà thiết kế trẻ, cả chuyên và không chuyên, góp phần tạo nên những nhân tố mới cho làng thời trang Việt Nam.

Chính các bạn trẻ là những người đã thổi hồn vào việc biến trang phục dân tộc thành một kênh quảng bá văn hóa Việt Nam đến thế giới. Vì lý do đó, BTC luôn tôn trọng các ý tưởng, các bạn trẻ, thay vì "ném đá" hoặc soi mói.

Chúng tôi dựa trên tinh thần khuyến khích sự sáng tạo. Chúng ta không nên giết chết sự sáng tạo ở các bạn trẻ bằng những đánh giá thiếu khách quan dựa trên cái nhìn chưa toàn diện", đại diện BTC cho biết.   

 Nói về tiêu chí chọn trang phục dân tộc cho đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019, đại diện BTC cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng sự sáng tạo trong thời trang rất đa dạng. Tuy nhiên, sáng tạo phải đi liền tính khả thi, yếu tố thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục... Chúng tôi cũng bám sát vào tiêu chí của Hoa hậu Hoàn vũ. Nghĩa là bộ trang phục dân tộc đại diện cho Việt Nam cần đảm bảo được các tiêu chí: Tôn vinh những nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam, có tính thẩm mỹ, sáng tạo và trình diễn trên sân khấu. Nàng Mây và Bánh Mì là hai bộ trang phục tiêu biểu nhất cho sự lựa chọn của chúng tôi dành cho đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ".

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.