Thiếu đơn hàng, sản xuất công nghiệp tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm

Thiếu đơn hàng, sản xuất công nghiệp tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 7, 29/04/2023 11:44

Các trọng điểm sản xuất công nghiệp của cả nước đều đang tiếp tục có xu hướng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tính tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, IIP vẫn giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ tăng 7%.

Nguyên nhân là do kinh tế thế giới phục hồi chậm, cộng thêm chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Điều này đã dẫn dẫn đến đơn hàng sản xuất giảm, kim ngạch xuất khẩu cũng giảm.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 108,6 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các ngành sản xuất, 4 tháng qua, ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo giảm 2,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,5%), làm giảm 1,5 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm…

Nếu tính về các ngành trọng điểm cấp II, có thể thấy, nhiều ngành có mức sụt giảm khá mạnh. Chẳng hạn, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 8,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 7,9%; sản xuất trang phục giảm 7,4%...

Cũng theo Tổng cục Thống kê, IIP 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước.

Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng.

Nhưng ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Trong số này, đáng chú ý, có Quảng Nam (giảm 33,4%), Bắc Ninh (giảm 18,6%), Vĩnh Long (giảm 16,1%), Sóc Trăng (giảm 15,5%)… Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc cũng nằm trong danh sách này.

Có một điểm tích cực là, ngành công nghiệp của Tp.HCM có có xu hướng phục hồi. IIP tháng 4/2023 tăng 3% so với tháng trước và tăng 8,09% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tính chung 4 tháng, IIP của toàn ngành công nghiệp Tp.HCM cũng chỉ tăng 1,4%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 2,6%.

Tổng cục Thống kê cho biết, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 1/4/2023 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 3,5% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,1% và giảm 1,3%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,4% và giảm 2,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và giảm 4,1%.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.