Tình trạng không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức đề kháng còn còn ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển sau này. Vậy thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là gì, cách điều trị và phòng ngừa ra sao?
Trẻ em bị thiếu máu dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng huyết sắc tố Hemoglobin trong máu giảm xuống dưới mức cho phép. Bệnh khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do:
- Không cung cấp đủ sắt: Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng. Lý do là bởi hoạt chất này là thành phần chính tạo ra các huyết sắc nhằm vận chuyển oxy đến tế bào. Do đó khi chế độ dinh dưỡng thiếu sắt thì nguy cơ trẻ sơ sinh thiếu máu là rất cao.
- Do nhu cầu sắt lớn: Trong những năm tháng đầu đời trẻ thường cần một lượng sắt cao để phát triển. Với những bé sinh đủ tháng nguồn dự trữ sắt có thể đủ dùng cho tới hết 6 tháng đầu. Nhưng đối với các trẻ sinh non, thiếu ngày nguồn dự trữ chưa có nên trẻ thường bị thiếu máu.
- Mẹ thiếu sắt khi mang thai: Thời kỳ mang thai mẹ không đủ sắt để thai nhi phát triển cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em.
- Mất máu do bệnh lý: Trẻ nhỏ bị giun móc ký sinh trong đường ruột hoặc bị thiếu transferrin bẩm sinh thường có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng khá cao.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em gồm:
- Da xanh xao, nhợt nhạt, niêm mạc ít hồng.
- Trẻ bị kém hoạt bát, thường hay buồn ngủ.
- Trí nhớ suy giảm, lực học kém.
- Trẻ bị sụt cân, rối loạn ăn uống.
- Với trường hợp nặng mẹ sẽ thấy con biếng ăn, nhịp tim nhanh, khó thở, sức đề kháng suy giảm, thường xuyên mắc các bệnh viêm nhiễm.
Khi thấy con có các biểu hiện này, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị.
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em có nguy hiểm đến tính mạng không?
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này:
- Gây ra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, giảm cân,... do không đủ dinh dưỡng.
- Trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, kém tập trung do não bộ bị ảnh hưởng.
- Thiếu máu dinh dưỡng còn có thể gây ra hiện tượng khó thở, thở gấp, thở hổn hển,...
- Trường hợp nặng có thể gây suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
Tổng hợp các cách điều trị thiếu máu cho trẻ nhỏ
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Vì vậy ngay khi có triệu chứng mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị. Cụ thể:
Dùng thuốc sắt kê đơn:
- Trẻ nhỏ có thể được sử dụng các loại thuốc sắt như Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate với liều lượng 2mg/kg/ ngày. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà thời gian dùng có thể từ 6- 12 tháng.
- Bác sĩ cũng có thể cho trẻ truyền tình mạch để bổ sung sắt theo liều lượng quy định. Tuy nhiên phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Ngoài Tây y thì mẹ cũng có thể cho bé dùng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung sắt, tăng hấp thụ máu. Cụ thể có thể nhắc đến sản phẩm Fitobimbi Ferro C đang được ưa chuộng hiện nay.
Fitobimbi Ferro C là sản phẩm bổ sung sắt được rất nhiều bà mẹ tin dùng tại Ý và Việt Nam. Sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên với khoảng 384.4mg sắt trong 100ml dung dịch. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả nhà sản xuất còn bổ sung thêm vitamin C để giúp trẻ hấp thụ tốt hơn.
Sử dụng các thực phẩm giàu sắt
Bên cạnh dùng chế phẩm bổ sung sắt thì thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em còn có thể khắc phục bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó mẹ chỉ cần cải thiện chế độ ăn giàu sắt cho bé bằng việc sử dụng các loại thực phẩm như gan, trứng, sữa, đậu đỗ, nấm. Kết hợp thêm những loại thực phẩm chứa vitamin C và acid folic như cam, quýt, đậu quả, đậu hạt,... để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Với những bé dưới 6 tháng tuổi chưa thể bổ sung dinh dưỡng qua đường ăn uống mẹ cần bổ sung sắt vào chế độ ăn của mình để con hấp thụ qua sữa.
Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Thiếu máu ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:
- Cho bé thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra vấn đề bất thường.
- Mẹ nên tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng 1 lần để ngăn chặn tình trạng ký sinh của giun móc.
- Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa để bé có thể hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.
- Mẹ nên vệ sinh phòng ngủ và dạy bé thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Đa dạng món ăn và bổ sung dinh dưỡng cho con từ sớm để tránh thiếu hụt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em. Hy vọng với kiến thức này mẹ sẽ có thể nhận biết và điều trị hiệu quả cho con khi có dấu hiệu.
Thu Hà