Sau lần đầu “tặc lưỡi” bán đi “cái ngàn vàng” cho một đại gia, H. nghĩ mình chẳng còn gì để mất nên đã trượt dài với nghề gái gọi. Nhan sắc hơn người nên H. không đi khách làng nhàng mà chỉ “cặp” với các đại gia lắm tiền nhiều của. H. nghĩ đủ cách để “đào mỏ” họ.
Trượt dài với nghề gái gọi
Gương mặt thanh tú, giọng nói nhẹ nhàng, nụ cười duyên cùng nét thẹn thùng khiến người đối diện khó có thể tin H. từng là một gái gọi cao cấp. Màu áo xanh giản dị cua học viên trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 cũng không thể làm nhạt nhòa vẻ đẹp thiếu nữ của H. Sinh năm 1990 ở Thái Bình, ngay từ khi mới 16 tháng tuổi, cô đã mất mẹ. Năm H. lên ba tuổi, bố đi bước nữa. Vì mẹ mất khi còn quá nhỏ nên cô lớn lên mà ngỡ dì là mẹ đẻ của mình.
Tuổi thơ của H. trôi đi không chút gợn. Cô cũng không mấy để ý đến tấm hình một người phụ nữ trẻ trên ban thờ mà bố vẫn hương khói. Cho đến khi thành thiếu nữ, cô dần cảm nhận được sự ghẻ lạnh từ phía bà mẹ kế. Rồi hàng xóm lời ra tiếng vào khiến cô nhận ra người mà cô vẫn ngỡ là mẹ lại không hề mang nặng đẻ đau cô. Cô hiểu rằng đó là lý do cô không được yêu thương, luôn phải chịu thiệt thòi so với người em cùng cha khác mẹ của mình.
Ôm đau khổ nhưng H. không dám hỏi bố về mẹ vì không muốn gợi lại chuyện cũ, sợ bố buồn. Trong một lần say rượu, bố vừa khóc vừa nói cho cô biết sự thật về cái chết của mẹ mình. Mẹ cô không hiểu vì lý do gì mà đã châm lửa tự thiêu trong chính mái ấm. Khi bố cô quay về nhà, ngọn lửa đã thiêu rụi thân xác của mẹ cô. H. được bà mẹ gửi sang nhà hàng xóm trước khi tự thiêu. Cái chết của vợ đã khiến bố cô ôm nỗi đau khổ suốt nhiều năm ròng.
“Bố khóc và nói với em rằng bố rất thất vọng vì mẹ. Cho đến khi em đã lớn khôn mà bố vẫn không thể hiểu được vì sao mẹ lại làm như vậy”, cô chia sẻ.
Và sợ bố buồn nên cô không một lần gặng hỏi chuyện cũ. Sau khi biết được sự thật về cái chết của mẹ mình, biết người mà mình vốn dành tình cảm quá nhiều lại không phải là mẹ đẻ, khi hiểu ra rằng đó là lý do mình không được yêu thương thật sự, cô dần học hành sa sút rồi bỏ học vào cuối năm lớp 9. H. trở nên lầm lì ít nói, đôi khi có những hành động chống đối mẹ kế nên càng nhận thêm nhiều lời mắng mỏ.
Bố cô thương con nên hay ra mặt bệnh vực cô khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. H. thương bố và không muốn bố vì mình mà mâu thuẫn với dì. Cô đã tìm cho mình một “đường thoát”: ăn trộm 3 triệu đồng của gia đình, dạt nhà lên Hà Nội một mình thuê trọ khi mới 16 tuổi.
Khi số tiền đó gần hết, cô nhờ người chị xã hội tìm cho mình một công việc. Và bà chị thẳng thừng hỏi cô có muốn bán trinh không. Sau ít ngày ngần ngừ, cô nói rằng mình đồng ý. 16 tuổi, cô tự nguyện bán trinh cho một đại gia. Hôm đó, cô ngồi chờ vị đại gia đi ôtô đến đón mình tại nhà trọ. Lên xe, ngồi rúm một góc, cô được đại gia chở về nhà riêng. “Em nhớ đó là một căn hộ chung cư cao cấp, bên trong có tiện nghi rất đẹp và sang trọng”, cô nhớ lại.
Bước chân vào phòng ngủ, trong lúc chờ vị đại gia đi tắm, cô bé mới lớn ngủ thiếp đi trên chiếc giường thơm phức. Sáng hôm sau, cô bị bàn tay của đại gia đánh thức. Cô mất đi “cái ngàn vàng” từ hôm đó. Lần đầu tiên làm "chuyện người lớn", thấy máu chảy, lại đau đớn, cô sợ hãi rên rỉ kêu đau. Đại gia ngoài 30 tuổi thấy thế đành “đau thì thôi vậy”.
Lần đó bán trinh, cô được 20 triệu đồng, đủ để vung vít mấy tháng liền. Và sau lần đó, cô đã thực sự trở thành gái gọi chỉ chuyên mua vui cho các đại gia chứ không đi “khách xoàng”. Cô cứ trượt dài với nghề gái gọi, buông trôi, sống cuộc sống không cần biết đến ngày mai. Với ngoại hình bắt mắt, cô được coi là gái gọi cao cấp. Sự non tơ, dịu dàng và cả ngây ngô của cô khiến các đại gia thấy cô như món lạ.
Cô bị đưa vào trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 từ đầu năm 2012. Bốn tháng lao động ở trung tâm đã khiến cô chững chạc hơn nhiều. Cô ngộ ra nhiều điều mà suốt những tháng ngày chuyên nghề mua vui cho các đại gia, cô đã không nhận ra được. Cô sẵn lòng tâm sự về những ngày mua vui cho đại gia của mình:
Sự vị tha và tình yêu thương của người cha đã thức tỉnh cô (Ảnh minh họa)
- Em đi khách nhiều không?
- Cứ hết tiền thì em lại đi. Khi đủ tiền tiêu, có gọi em cũng không đi. Các đại gia ngoài “chuyện đó”, họ thường hay rủ em đi chơi cùng.
- Đi những đâu?
- Đi ăn uống, hát hò hoặc cùng họ đi bàn chuyện làm ăn. Những lúc họ bàn chuyện làm ăn, em nghe không hiểu gì, thuờng ra ngoài chơi một mình.
- Sau mỗi lần như vậy, họ cho em bao nhiêu tiền?
- Thuờng là năm đến bảy triệu đồng
- Họ có rủ em đi đu lịch cùng không?
- Có, nhưng em thường từ chối vì em không thích đi du lịch.
- Họ đối xử với em thế nào?
- Nói chung họ đều là những người có học nên không xô bồ đâu, mà lịch sự lắm.
- Có hay tặng quà em không?
- Có. Họ thuờng hỏi em thích gì thì họ đưa đi mua sắm. Hoặc mỗi lần đi công tác, họ hỏi em thích gì để mua quà tặng.
- Và quà đó thường là những gì?
- Là điện thoại, túi xách, nước hoa, toàn loại đắt tiền. Riêng quần áo thì em thường xin họ tiền để em tự mua.
- Ngoài ra?
- Mỗi lần em chơi cờ bạc bị thua, em hay gọi điện cho họ nói là nhà em đang có việc để lấy cớ xin tiền họ. Những lần như thế họ sẵn sàng bảo em đến cơ quan họ để họ đưa cho mười triệu đồng.
- Đại gia đó thường là những ai?
- Thường là giám đốc. Nghe họ nói chuyện với nhau thì em đoán họ làm về chứng khoán và ngân hàng. Cũng có những người là con nhà giàu, lấy tiền của bố mẹ đi bao gái.
- Họ thường ở độ tuổi nào?
- Từ 30 đến ngoài 40 tuổi.
- Em không sợ bị vợ họ bắt gặp à?
- Em đến với họ không ràng buộc gì, chỉ là vì tiền, có gặp vợ họ, em cũng sẽ nói như thế. Nếu có sợ là sợ cho các đại gia bị vợ bắt gặp sẽ khốn khổ thôi.
- Có khi nào đại gia có tình cảm với em không?
- Cũng có người quý mến em, họ đề nghị em không đi làm nghề này nữa, chỉ ở nhà chơi, họ cho 20 triệu đồng hằng tháng để em chi tiêu, nhưng em không đồng ý. Em không muốn bị ràng buộc, mất tự do.
- Em nghĩ là họ tôn trọng em không?
- Không, em chỉ nghĩ họ chỉ coi em là thứ để mua vui, cho đi chơi cùng thì như một vật trang sức thôi. Cũng vì thế mà em quý ai thì nói chuyện với người đó thật lòng, còn không thì thôi.
Hối hận muồn mằn
Trong suốt quãng thời gian làm gái gọi, H. có quen một cậu sinh viên mới ra trường, con nhà khá giả. Thiếu gia này dù biết cô là gái gọi nhưng vẫn đem lòng yêu chân thành. Thậm chí anh ta đã đưa cô về ra mắt mẹ. Nét dịu dàng, trẻ con toát lên từ cô khiến người mẹ của cậu thiếu gia không hề hay biết con tai mình đang yêu một gái gọi. Vậy nên bà mặc cho đôi trẻ say trong men tình.
Khi tìm được tình yêu đích thực, nghe lời người yêu, cô không hành nghề nữa mà ngoan ngoãn ở nhà hưởng “khoản trợ cấp” hằng tháng của thiếu gia này. Cũng giống như bao cặp yêu nhau khác, cô và chàng thiếu gia cũng có những lần giận dỗi nhau.
Và trong một lần giận dỗi người yêu, cô bỏ nhà theo chúng bạn tham gia tiệc lắc ở một quán cà phê tại Hoài Đức, Hà Nội đúng vào ngày lễ tình nhân. Bốn giờ sáng ngày 14.2, công an ập vào quán karaoke khi cô cùng 13 nam nữ thanh niên khác đang quay cuồng trong tiếng nhạc đinh tai nhức óc. Và đó là lý do mà cô có mặt ở trung tâm số 2.
Suốt nhiều năm bặt tin con gái, bố cô như chết lặng khi nhận được tin báo cô con gái cưng bị bắt khi đang sử dụng thuốc lắc. Ông lao đến muốn bảo lãnh cho con nhưng đã muộn. Lên thăm con gái, bố cô ứa nước mắt nói: “Bố không giận con đâu. Con về với bố nhé”. Sự vị tha và tình yêu thương của người cha đã thức tỉnh cô, khiến cô ân hận vô cùng vì đã thêm một lần làm đau người cha đã phải chịu quá nhiều cay đắng.
Khi được hỏi về chàng thiếu gia, cô gạt nước mắt, tươi tỉnh cho biết: “Sau khi biết tin, anh ấy đã tìm về tận nhà em, nói chuyện với bố em. Chính anh ấy đã đưa bố đi thăm em. Không được vào trong, anh ấy đứng bên ngoài, gọi điện vào điện thoại của bố em để được nói chuyện với em”.
- Bọn em nói chuyện gì?
- Anh ấy động viên và hỏi thăm em.
- Anh ấy có nói sẽ chờ em không?
- Có. Anh ấy nói sẽ chờ em cho đến khi em được ra khỏi đây.
- Em có tin vào điều đó?
- Có. Em tin.
Có lẽ so với những cô gái trẻ khác ở trung tâm số 2, cô là người may mắn hơn cả khi sau những vấp ngã của tuổi trẻ, cô vẫn còn có được tình yêu, có được một người cha hết mực yêu thương, luôn rộng vòng tay đón con gái lầm lỗi trở về.
Nhóm PV