Thịt lợn rớt giá do nuôi tự phát, trách nhiệm bộ NN&PTNT ở đâu?

Thịt lợn rớt giá do nuôi tự phát, trách nhiệm bộ NN&PTNT ở đâu?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 3, 13/06/2017 11:30

“Phần trả lời của Bộ trưởng tôi thấy vắng bóng vai trò quản lý. Chúng ta nói thừa là do nông dân nuôi tự phát nhưng cách trả lời chưa thấy vai trò của cơ quan quản lý NN”, ĐB Nguyễn Thanh Hồng nói.

Xã hội - Thịt lợn rớt giá do nuôi tự phát, trách nhiệm bộ NN&PTNT ở đâu?

ĐB Nguyễn Văn Sơn đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ với toàn bộ bà con nông dân về tình trạng khó khăn trong chăn nuôi lợn thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời: “Về vấn đề thừa thịt lợn, tôi xin được báo cáo QH, cử tri đến giờ phút này, có 2 nguyên nhân chính. Đầu tiên là sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh. Trong hơn 10 năm qua, sản phẩm thịt nói chung tăng quá nhanh từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn. Sản phẩm sữa tăng 15 lần. 

Riêng về sản phẩm lợn có một đặc thù là ngoài việc tăng bộc phát, rổ thực phẩm của Việt Nam đã thay đổi. Trước kia, mâm cơm của chúng ta có 70% là thịt lợn nhưng giờ nhu cầu thay đổi, có sữa, thịt bò… làm dư thừa tạm thời mất cân đối, sức cung lớn hơn cầu rất nhiều.

Việc tổ chức ngành hàng chưa tốt, thể hiện ở một số điểm sau, cho đến nay chúng ta vẫn còn chăn nuôi tới 3 triệu hộ. Làm sao thời gian tới phải co lại, quy mô nhỏ nên giá thành cao, khó cạnh tranh, khó kiểm soát. 

Khâu chế biến cách lìa sản xuất, kém nhất trong các ngành hàng và chế biến sâu thì đếm trên đầu ngón tay làm cho khâu tiêu thụ trên 90% là bán thịt tươi, không phù hợp cơ cấu tiêu dùng.

Khâu tổ chức thị trường với sản phẩm thịt lợn là yếu nhất trong các ngành hàng hiện nay. Chúng ta mới xuất khẩu được đến 3 nước và mới chỉ xuất khẩu được lợn sữa, chủ yếu xuất qua Trung Quốc.

Đúng là chưa đạt số lượng lợn theo kế hoạch nhưng nhu cầu thực phẩm chúng ta lấy theo tốc độ tăng trưởng. Trước đây, chúng ta tính như vậy nhưng chưa tính đến mối tương quan cơ cấu thực phẩm. Thứ hai là chúng ta hội nhập, có sản phẩm bên ngoài vào Việt Nam, chúng ta không tính kỹ được chỗ này. Thứ ba là tồn tại ở sản xuất nhỏ, muốn sản xuất lớn, theo chuỗi cũng cần phải đầu tư, không chỉ thịt lợn mà với các ngành khác. Có 3 phân khúc, chúng ta mới làm được phân khúc nhanh đầu tiên còn 2 phân khúc sau rất kém, trong đó có trách nhiệm của ngành nông nghiệp.

Về câu hỏi của ĐB Thúy (Đà Nẵng), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời: “Về biện pháp đột phá thì trước tình hình cụ thể hiện nay tất cả đang rà các hướng. Sức sản xuất của Việt Nam còn rất lớn, nhưng nếu không tổ chức thì không thành công, thậm chí đi thụt lùi.

Hiện có 3 nhóm trục sản phẩm: Một là nhóm trục sản phẩm quốc gia với giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào khoảng 10 sản phẩm. Trục thứ 2, sản phẩm mang đặc thù của tỉnh. Trục thứ 3 là sản phẩm nông sản đặc thù địa phương. Chúng ta xác định là phải chung tay vào thực hiện”.

Trước câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với câu hỏi của ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận: “Phần trả lời của Bộ trưởng tôi thấy vắng bóng vai trò của quản lý Nhà nước. Chúng ta nói thừa là do nông dân tự phát nhưng cách trả lời chưa thấy được vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước.

Chúng ta đòi người tiêu dùng thông thái, Bộ trưởng nói người sản xuất phải thông minh để không tự phát còn cử tri muốn nhà quản lý phải thông minh”.

Đỗ Thơm (ghi)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.