Thỏ Ngọc (Jade Rabbit) là Robot tự hành có 6 bánh được trang bị bốn camera và hai chân cơ khí có thể khai thác các mẫu đất ở độ sâu 30 mét.
Chiếc xe tự hành hoạt động bằng năng lượng mặt trời được hỗ trợ sẽ tuần tra bề mặt của mặt trăng, nghiên cứu cấu trúc của lớp vỏ mặt trăng cũng như đất và đá trong vòng ít nhất là ba tháng.
Hình ảnh đồ họa của robot Thỏ Ngọc
Tên của robot được quyết định bởi một cuộc thăm dò trực tuyến công cộng và lấy cảm hứng câu chuyện dân gian của Trung Quốc về con thỏ màu trắng, vật cưng của Hằng Nga sống trên mặt trăng.
Có trọng lượng 140 kg, chiếc xe tự hành mang một chiếc kính thiên văn quang học cho phép quan sát thiên văn và một máy ảnh tia cực tím mạnh mẽ cho phép giám sát hoạt động năng lượng mặt trời ảnh hưởng đến các tầng khí quyển của bầu khí quyển Trái đất - tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng điện ly, Bộ công nghệ thông tin của Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Nhân viên tại Trung tâm Kiểm soát không gian vũ trụ Bắc Kinh vui mừng hạ cánh thành công.
Một màn hình điện tử khổng lồ hiển thị các thông tin hoạt động Nhiệm vụ của Hằng Nga-3 tại Trung tâm Kiểm soát không gian vũ trụ Bắc Kinh.
Jade Rabbit cũng được trang bị với các đơn vị máy đồng vị phóng xạ, cho phép nó hoạt động trong những đêm trăng lạnh khi nhiệt độ lao thấp -180 ° C (-292 ° F).
Thăm dò Mặt trăng thành công đã khiến Trung Quốc trở thành một trong ba quốc gia - sau khi Mỹ và Liên Xô trước đây – đã hạ cánh mềm trên bề mặt của Mặt trăng. Kể từ khi tàu vũ trụ Luna 24 của Liên bang Xô viết (cũ) được đưa lên quỹ đạo năm 1976, đây cũng là lần đầu tiên một thiết bị thăm dò thực hiện hạ cánh mềm lên bề mặt vệ tinh của Trái đất.
Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng được chương trình không gian của nó kể từ khi nó lần đầu tiên gửi một phi hành gia vào không gian vào năm 2003. Trong năm 2012, cả nước đã tiến hành 18 vụ phóng tàu thăm dò không gian, theo Lầu Năm Góc.
Tàu thăm dò Hằng Nga 3 mang theo chiếc xe tự hành ‘Thỏ ngọc’ đã được phóng lên không gian bằng tên lửa Trường Chinh 3B vào 1h30 sáng 2/12 (theo giờ địa phương) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tân Cương ở miền tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Hồng Hạnh (Theo CNN)