Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển sau 20 tháng trì hoãn

Ctv Ban Biên tập

Ctv Ban Biên tập

Thứ 4, 24/01/2024 15:19

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày thứ Ba đã phê chuẩn yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển.

Đại hội đồng Thổ Nhĩ Kỳ, nơi liên minh của Tổng thống tại nhiệm Tayyip Erdogan chiếm đa số, đã bỏ 287 phiếu thuận và 55 phiếu chống dẫn tới chấp thuận yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển đưa ra vào năm 2022 nhằm đẩy mạnh nền an ninh của quốc gia này và phản ứng trước cuộc chiến tại Ukraine.
 
Các quốc gia cần có được sự thông qua từ toàn bộ các nước thành viên NATO trước khi có thể tham gia liên minh này. Khi Thụy Điển và Phần Lan yêu cầu tham gia vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra phản đối với cáo buộc hai quốc gia trên đã bảo vệ một số tổ chức mà quốc gia này nhìn nhận là tổ chức khủng bố.
 
Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ yêu cầu tham gia của Phần Lan trong tháng 4 năm 2023, nhưng đã – cùng với Hungary – buộc Thụy Điển cùng phải tiếp tục chờ đợi.
 
Fuat Oktay, lãnh đạo Ủy ban đối ngoại của Quốc hội và thành viên đảng AK cầm quyền trong một cuộc tranh luận đã khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ mở rộng NATO nhằm đẩy mạnh khả năng phòng ngừa của liên minh… Chúng tôi mong rằng thái độ chiến đấu chống khủng bố của Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành hình mẫu cho các đồng minh khác của chúng tôi”.
 
Đại sứ của Mỹ ông Jeff Flake trong một tuyên bố đưa ra vào ngày thứ Ba đã viết: “Tôi vô cùng trân trọng việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định thông qua yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển trong ngày hôm nay”.
 
Ông khẳng định, “việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện đúng cam kết với liên minh NATO thể hiện rõ quan hệ đối tác bền chặt giữa hai bên”.
 
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billstrom cũng đã khen ngợi quyết định của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tuyên bố, ông đã viết: “Chúng tôi mong chờ Tổng thống Erdogan ký kết văn bản phê chuẩn”.
 
Ông Erdogan được kỳ vọng sẽ ký kết phê chuẩn trong vài ngày tới, như vậy chỉ còn Hungary – với Thủ tướng Viktor Orban có quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin – là nước thành viên duy nhất còn lại chưa thông qua yêu cầu tham gia của Thụy Điển.
 
Trong ngày thứ Ba, ông Orban cho biết, ông đã gửi lời mời tới người đồng cấp từ Thụy Điển tới viếng thăm và thương lượng về vấn đề Thụy Điển tham gia khối liên minh. Quốc hội Hungary đang tạm nghỉ tới giữa tháng 2.
 
Tổng Thư ký của NATO ông Jens Stoltenberg đã khen ngợi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết: “Tôi cũng kỳ vọng Hungary sẽ hoàn thiện phê chuẩn sớm nhất có thể”.
 
Thế giới - Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển sau 20 tháng trì hoãn

Ảnh: Henrik Montgomery /Cơ quan Truyền thông TT/qua REUTERS/Ảnh tài liệu.

 
Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary giữ quan hệ tốt hơn với Nga so với các thành viên khác của NATO.
 
Mặc dù phản đối chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên án các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow. Về phần mình, Nga cũng đã cảnh báo sẽ phản ứng nếu NATO đẩy mạnh cơ sở hạ tầng quân sự tại hai nước Bắc Âu.
 
Việc Thụy Điển tham gia NATO sẽ là bước ngoặt lịch sử của khối này tách khỏi chính sách an ninh trung gian và sẽ củng cố khả năng phòng thủ của NATO tại khu vực biển Baltic giáp Nga.
 
Yêu cầu và nhượng bộ
 
Những trì hoãn của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây bức bối cho một số đồng minh phương Tây của quốc gia này và cho phép họ nhận được một số nhượng bộ.
 
Ankara đã hối thúc Stockholm đề ra quan điểm cứng rắn hơn nhằm vào các thành viên Đảng Lao động Kurdistan (PKK), một tổ chức mà Liên minh Châu Âu và Mỹ cũng coi là một tổ chức khủng bố.
 
Để phản hồi, Stockholm đã thông qua một dự luật chống khủng bố và khiến việc tham gia các tổ chức khủng bố trở thành hành vi phạm pháp. Thụy Điển, Phần Lan, Canada và Hà Lan cũng sẽ có các bước nới lỏng chính sách xuất khẩu vũ khí tới Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Tại Quốc hội, ông Oktay cho biết, đảng AK của ông Erdogan đã ủng hộ yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển sau khi quốc gia này đưa ra các bước tích cực chống khủng bố.
 
Đảng chủ nghĩa dân tộc MHP đồng minh của đảng AKP và đối thủ chính CHP cũng đã ủng hộ yêu cầu của Thụy Điển. Các đảng chủ nghĩa dân tộc, đảng Hồi giáo và đảng cánh tả đối lập đã từ chối yêu cầu này. Bốn đảng khác đã bỏ phiếu trắng.
 
Ông Erdogan, người đã gửi yêu cầu của Thụy Điển lên Quốc hội trong tháng 10 năm 2023, đã liên kết việc phê chuẩn yêu cầu này với việc Mỹ thông qua xuất khẩu máy bay chiến đấu F-16 tới Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Nhà Trắng đã ủng hộ quyết định này và một số nhà phân tích kỳ vọng một thỏa thuận sẽ được ký kết sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu của Thụy Điển. Tuy nhiên, hiện tại chưa có khung thời gian rõ ràng để Quốc hội Mỹ chấp thuận thỏa thuận này.

Nguyễn Quang Minh (theo Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.