Thổ Nhĩ Kỳ: Hà Lan sẽ phải trả giá và nhận được một bài học

Thổ Nhĩ Kỳ: Hà Lan sẽ phải trả giá và nhận được một bài học

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 13/03/2017 11:19

Căng thẳng tăng cao khi Hà Lan từ chối cho Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới Rotterdam với lý do "quan ngại về vấn đề an ninh".

Theo Reuters, Ankara tuyên bố với Hà Lan hôm 12/3 rằng, nước này sẽ trả đũa bằng những cách "khắc nghiệt nhất" sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ bị Amsterdam từ chối cho phép đến dự buổi mít tinh.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ: Hà Lan sẽ phải trả giá và nhận được một bài học

Tổng thống Erdogan nói Hà Lan sẽ phải "trả giá".

Hôm 11/3, chính phủ Hà Lan đã cấm cảnh đối với Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu và Bộ trưởng bộ Gia đình Fatma Betul Sayan Kaya, khi hai người dự định tham gia mít tinh kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp. Bà Kaya sau đó cũng bị ngăn không cho vào tòa lãnh sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam.

"Họ chắc chắn sẽ phải trả giá và nhận được một bài học về ngoại giao. Chúng ta sẽ dạy họ về sự khéo léo trong ngoại giao quốc tế", Reuters dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói trong bài phát biểu tại một buổi lễ trao giải ở thành phố Istanbul.

"Tôi tưởng chủ nghĩa phát xít đã chết nhưng tôi đã lầm. Chủ nghĩa phát xít vẫn phổ biến tại phương Tây. Phương Tây đã lộ bộ mặt thật", ông Erdogan nói.

Chính phủ Hà Lan cho biết, chuyến bay của ông Cavusoglu bị từ chối đến Rotterdam vì lo ngại về vấn đề "trật tự công cộng và an ninh".

Ankara đang tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Hà Lan trong một cuộc trưng cầu dân ý sắp tới để gia tăng quyền lực cho Tổng thống Erdogan.

Các cuộc mít tinh ở Hà Lan là một phần trong những hoạt động mà Thổ Nhĩ Kỳ triển khai nhằm kêu gọi công dân bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi Hiến pháp.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ: Hà Lan sẽ phải trả giá và nhận được một bài học (Hình 2).

Người biểu tình trước lãnh sự quán Hà Lan ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng trong ngày 12/3, khi nhiều người tập trung bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở Ankara cũng như lãnh sự quán ở Istanbul để phản đối. 

Trong khi đó, cảnh sát Hà Lan đã phải dùng chó nghiệp vụ và vòi rồng để giải tán hàng trăm người biểu tình vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ ngoài lãnh sự quán ở Rotterdam. Một số phần tử quá khích đã bị cảnh sát bắt giữ.

Phản ứng trước vụ việc, bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi hai nước bình tĩnh, đồng thời khẳng định “không có lý do để cấm một cuộc họp ở Pháp giữa Ngoại trưởng Cavusoglu và nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ ở địa phương”.

Liên quan đến vụ việc, Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn làn sóng căng thẳng người Thổ Nhĩ Kỳ trong nước. Áo và Thụy Sĩ cũng đã hủy bỏ các cuộc mít tinh của người Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại bất ổn leo thang.

Phản ứng ngược lại trước các tuyên bố từ phía Ankara, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng ông sẽ làm mọi cách để “giảm nhiệt” tình hình.

Ông Rutte coi sự căng thẳng này là vấn đề tồi tệ nhất mà Hà Lan phải đối mặt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu xin lỗi từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu chính phủ Hà Lan khẳng định, sẽ không xin lỗi và cho rằng đòi hỏi từ Ankara là “lạ kỳ”.

Đọc thêm>>> TT Assad: Lực lượng quân đội Mỹ ở Syria là 'những kẻ xâm lược'

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.