Độ tuổi trẻ hoá
Tại hội thảo khoa học “Khớp Nam Phong ứng dụng công nghệ Nano calci mới nhất trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tại Việt Nam” ngày 2/3, Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, bệnh viện Tuệ Tĩnh, học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã chỉ ra những nguyên nhân khiến bệnh thoái hoá khớp (hay viêm xương khớp) ngày càng trẻ hoá, và đưa ra những khuyến cáo trong việc giải quyết vấn đề này.
Cụ thể, bệnh thoái hóa khớp (hay viêm xương khớp) phổ biến nhất trong các bệnh lý về khớp, có thể gây ra các hậu quả nặng nề đối với chức năng của hệ vận động, với các biểu hiện như: Đau mỏi cổ, vai gáy, thắt lưng ;đau nhức tứ chi, đầu gối, cột sống do thoái hóa, thần kinh tọa; tê chân tay do phong thấp.
Theo Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, các bệnh về khớp không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn có dấu hiệu ngày càng trẻ hoá, như nhân viên viên văn phòng thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động thể thao, đối tượng lão hóa sớm, thoái hóa khi còn rất trẻ, chỉ từ 25 tuổi trở lên đến dưới 60 tuổi, những đối tượng ít bổ sung canxi…
Nói về nguyên nhân thoái hoá xương khớp ngày càng trẻ hoá, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng cho hay: “Tại sao độ tuổi bị thoái hoá xương khớp lại ngày càng trẻ hoá? Tôi lưu ý chúng ta phải làm việc sinh hoạt theo đúng đồng hồ sinh học. Tức là, không được phép thức khuya quá 23h đêm. Bởi, thức khuya rất hại cho sức khoẻ đó là thời gian để nghỉ ngơi, cơ thể làm chức năng thải độc.
Nên, vì sao người trẻ hiện nay lại có biểu hiện đau lưng nhiều, đó là bởi chức năng của thận suy giảm. Đương nhiên, như vậy tuổi xuất hiện bệnh lý về xương khớp sẽ trẻ hoá dần, chưa kể thời đại 4.0 các bạn trẻ làm việc với cường độ cao, nhưng chúng ta phải tự điều tiết chứ không còn cách nào khác”.
Trao đổi thêm với PV báo Người Đưa Tin, BS.CKII Trần Quân Đạt, trường Đại học Y Hà Nội cũng phân tích thêm: “Thoái hoá khớp thường phải cao tuổi mới bị, với các tế bào xương có sự thoái hoá từ 30 tuổi trở đi. Thêm nữa, có trường hợp thoái hoá khớp trẻ hoá là do rủi do như: Tai nạn, ngã, đâm chém… làm mẻ khớp, sụn khớp”.
Chuyên gia khuyến cáo
Để tránh độ tuổi thoái hoá xương khớp ngày càng trẻ hoá, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng cho hay, ngoài việc dùng thuốc, phải luyện tập thân thể thường xuyên, rèn luyện thân thể đối với người bị khớp tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý để lựa chọn môn thể thao hoặc bài tập thể thao cho phù hợp.
“Tôi ví dụ, với những người cao tuổi mà bị bệnh loãng xương chúng ta phải tập các bài tập hết sức nhẹ nhàng, tránh các vận động mạnh. Bởi, loãng xương rất dễ gây vỡ, gây gãy…
Còn các bệnh lý thoái hoá để hạn chế dính khớp phải tập các bài tập giúp vận động khớp như đi bộ, đi xe đạp hoặc là tốt nhất là bơi lội.
Bên cạnh đó, phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, đúng giờ bổ sung đầy đủ khoáng chất, chất dinh dưỡng… Sinh hoạt phải khoa học. Trong quá trình điều trị thoái hoá khớp phải kết hợp các yếu tố đó”, bác sĩ Hằng nhấn mạnh.
Bác sĩ Hằng cũng cho biết, để giảm độ tuổi thoái hoá khớp trẻ hoá, phải luôn giữ cho trạng thái luôn luôn lạc quan, vui vẻ, yêu đời thì khí huyết mới lưu thông, chức năng của các tạng phủ không bị suy giảm.
Ngoài ra, để tìm ra biện pháp làm giảm thoái hoá, BS.CKII Trần Quân Đạt cho biết thêm, cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt, với những trẻ đang ở độ tuổi học đường, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ phải rèn cho trẻ tư thế ngồi đúng.
Với những người trưởng thành, dáng đứng, dáng làm việc ảnh hưởng đến xương khớp, vì vậy cần kết hợp những bài tập thể dục phù hợp theo từng bệnh lý, tránh thoái hoá thứ phát sau này.