Mặc dù ho - cảm là bệnh thường gặp ở trẻ nhưng thực tế hiện nay nhiều mẹ vẫn khá lúng túng dẫn đến sai lầm trong việc điều trị cho trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết khi nào nên dùng thuốc cho trẻ và dùng dòng sản phẩm nào?
Trước các đợt mắc và tái mắc Ho – Cảm ở trẻ, một số cha mẹ lại để khi con ho nặng, sổ mũi đặc, nhiều mới tìm các biện pháp điều trị cho con. Ở một thái cực khác, nhiều cha mẹ mặc dù đã nhận thức được việc xử lý sớm khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, nhưng lại lạm dụng kháng sinh, thậm chí kháng sinh nặng để cho con uống ngay khi có dấu hiệu cảm – ho với mong muốn con khỏi nhanh. Việc lạm dụng kháng sinh được Bộ y tế cảnh báo bởi đó là con dao hai lưỡi, gây hại cho trẻ, chưa kể tới là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh với cơ quan đào thải là gan và thận chưa hoàn thiện.
Như vậy, đâu mới là cách điều trị hợp lý, đâu mới là “Thời điểm vàng” để xử lý tình trạng Cảm – Ho ở trẻ. Bởi nếu chậm trễ hoặc “đợi” đến khi trẻ đã ho nhiều, ho nặng mới chữa thì cần nhiều thời gian để điều trị, chưa kể còn khiến triệu chứng này kéo dài, dai dẳng, thậm chí biến chứng sang viêm phế quản, viêm phối thậm chí viêm tai giữa ở trẻ… ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thể trạng sau này của trẻ nhỏ.
Có thể mẹ chưa biết: “Nguyên nhân gây ho, sổ mũi, hắt hơi ở trẻ phần lớn là do cảm lạnh”
Trong các lý do gây ho – cảm – sổ mũi ở trẻ, nhiễm lạnh hoặc cảm lạnh (cảm mạo) chính là nguyên nhân phổ biến nhất. Lý giải về điều này, Đông Y đã chỉ ra rằng: Do tạng phế của trẻ em còn chưa hoàn thiện, chính khí chưa đủ mạnh để lấn át hàn khí. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường hoặc tình trạng đổ mồ hôi… cũng khiến trẻ dễ bị nhiễm cảm lạnh. Giai đoạn mới chớm, hàn tà mới xâm nhập ở phần biểu (bên ngoài) nên thông thường trẻ mới bị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi… Sau 24-48 giờ, nếu không được loại bỏ, hàn tàn sẽ xâm nhập vào phần lý (bên trong cơ thể) khiến trẻ bị ho nặng, ho sâu, trường hợp nặng gây suy yếu tạng phế ở trẻ.
Theo Y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ thống hô hấp, khi gặp lạnh, hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết dịch ở niêm mạch mũi gây ra các biểu hiện chảy nước mũi trong, ngạt mũi. Bên cạnh đó, ở niêm mạc là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus, gặp điều kiện không thuận lợi hay gặp lạnh đột ngột thì virus tăng sinh có thể gây viêm mũi – họng do virus. Thông thường, trong vòng 24h đầu xuất hiện triệu chứng bệnh, tác nhân gây bệnh là virus chưa nhân lên quá rầm rộ, bệnh mới chớm, và một phần, cơ thể có khả năng sinh ra miễn dịch chống lại tác nhân đó. Thêm vào đó, khi cơ thể bị suy yếu rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. Do vậy, trẻ khi bị cảm lạnh sẽ bắt đầu từ các triệu chứng nhẹ hắt hơi, sổ mũi. Sau vài ngày, nếu không được trị bệnh đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn ho liên tục, gây mệt mỏi, khó chịu cho trẻ. Nếu vẫn tiếp tục không được cải thiện, bé sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau. Do đó, để “chặn đứng” cơn ho, viêm sâu đường hô hấp, mẹ cần nhanh chóng loại bỏ sớm các nguyên nhân gây cảm lạnh. Hết cảm trẻ sẽ không bị ho.
Vì sao thời điểm “VÀNG” trị ho, cảm, sổ mũi là ngay khi trẻ vừa “CHỚM BỆNH”?
Theo Đông Y, điều trị ho do ngoại cảm (cảm lạnh do phong hàn) ở trẻ em quan trọng nhất là phải chữa ngay, chữa càng sớm, càng tốt. Bởi, khi bệnh ở giai đoạn sớm, tác nhân gây bệnh còn ở phía bên ngoài cơ thể (bệnh tại biểu). Lúc này, bệnh cảm cũng mới chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như hắt hơi, chảy mũi nước, nghẹt mũi, sốt v.v…
Phương pháp điều trị thời điểm này chủ yếu là “giải biểu, tuyên tán” (tức dùng các loại thảo dược tính ấm như Húng Chanh, Gừng, Quất (Tắc)) hoặc các món ăn có tác dụng giải cảm – để đưa hàn tà (khí lạnh) ra ngoài cơ thể, tránh các tác nhân xâm nhập sâu hơn gây tổn thương chức năng phế khí khiến bệnh chuyển sang giai đoạn ho, kéo dài, dai dẳng.
Theo đó, để trị cảm hiệu quả và ngừa ho kịp thời, mẹ cần cho trẻ uống luôn các thảo dược trên. Trong đó: Quất có tác dụng bổ sung tân dịch, giúp hóa đờm và tăng cường bổ phế, Húng Chanh (xay nhuyễn với quất xanh; giã dập với đường phèn; hoặc sắc uống với tía tô, gừng tươi) hoặc các thuốc hóa đàm chứa thành phần Cát Cánh- dược liệu này cũng có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, vì đàm trệ ở phế gây ho, khạc nhiều đờm, đặc biệt ở những trường hợp cảm mạo đã hết nhưng vẫn còn ho kéo dài.
Mẹ lưu ý: Thời kỳ này, trong thời kỳ này, không nên cho trẻ sử dụng luôn kháng sinh hoặc các thuốc giảm ho tân dược, vì khi đó đờm, dịch mũi sẽ đọng lại, tích tụ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh và gây bệnh.
Những dấu hiệu chỉ điểm “THỜI ĐIỂM VÀNG” trị cảm, ho, sổ mũi cho trẻ
Trẻ có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ngủ không ngon giấc
Trường hợp trẻ có nguy cơ nhiễm lạnh, bị cảm: Thay đổi thời tiết lạnh đột ngột, trẻ bị nhiễm nước mưa, nằm điều hòa lạnh, ngấm mồ hôi (khi ngủ, chạy chơi ngoài trời nắng…)
Sử dụng Siro Ho Cảm ngay khi bé chớm ho, sổ mũi để tránh biến chứng nguy hiểm
Theo kinh nghiệm Đông y, nên điều trị sớm, từ khi trẻ mới có các dấu hiệu ban đầu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm bệnh dễ diễn tiễn nghiêm trọng gây viêm sâu vào hệ hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), phải điều trị lâu dài, gây nguy hiểm cho trẻ. Trong khi đó, mỗi năm trẻ nhỏ có thể bị tới 8 đợt cảm lạnh, nhất là khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết. Vì thế, để không bị động mỗi khi con bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, mẹ nên dự trữ sẵn ở nhà sản phẩm thảo dược có chứa các thành phần Quất (Tắc), Húng Chanh (Tần lá dày), Cát Cánh… để khi con chớm có dấu hiệu ốm là có thuốc thảo dược cho con dùng luôn, không phải dùng đến kháng sinh mà thể trạng con luôn được đảm bảo không bị ảnh hưởng lâu dài hay tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra liệu pháp thoa ngoài bằng Dầu Tràm – Khuynh diệp cũng được khuyến cáo áp dụng (thoa vào gan bàn chân, lưng, ngực cho trẻ) giúp giải cảm, tán hàn ở trẻ.
Sử dụng thảo dược trong điều trị chứng ho do cảm mạo là phương pháp điều trị sớm, toàn diện nhằm giải cảm, giảm hắt hơi, sổ mũi, giảm ho, làm dịu và hết ngứa cổ họng, giảm đau rát, dễ khạc đờm, hết nghẹt mũi, giúp thở dễ dàng, giảm chứng đau đầu, mệt mỏi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các mẹ nên chọn mua các sản phẩm có thành phần thảo dược được chuẩn hóa vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành trồng trọt và thu hái Dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Đặc biệt sử dụng các chế phẩm từ thảo dược, các bài thuốc dân gian luôn an toàn và lành tính cho cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tuấn Anh