Thông điệp ngầm khi Nga phô diễn sức mạnh ở bán đảo Triều Tiên

Thông điệp ngầm khi Nga phô diễn sức mạnh ở bán đảo Triều Tiên

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 2, 04/09/2017 06:10

Khi điều máy bay ném bom chiến lược bay qua bán đảo Triều Tiên, Nga đã phát đi tín hiệu tới các đồng minh ở Bắc Kinh, đồng thời đó cũng là thông báo tới Washington, nước Nga cũng giống như Mỹ, đang xoay trục sang châu Á.

Một mũi tên trúng hai đích

Tuần trước, hãng tin Reuters cho hay, những máy bay ném bom chiến lược Tupolev-95MS của Nga đã bay qua các khu vực ở Thái Bình Dương, biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải và Hoa Đông, đồng thời bay qua bán đảo Triều Tiên trong một động thái phô diễn sức mạnh hiếm có.

Thế giới - Thông điệp ngầm khi Nga phô diễn sức mạnh ở bán đảo Triều Tiên

Một máy bay ném bom Tu-95MS của Nga.

 

Theo CNN, hành động của Nga không khẳng định việc Moscow sẽ trở thành “người bảo vệ” của Bình Nhưỡng trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” này.

Đây được xem là nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm “dồn” Washington vào thế bí trong ván cờ địa chính trị khu vực.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định, những máy bay ném bom của Nga có thể làm phân tán sự chú ý của các quốc gia châu Âu vào cuộc tập trận Zapad 2017 ở Belarus và phía Tây nước Nga trong tháng Chín.

Các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương luôn lo ngại Zapad 2017 có thể trở thành cái cớ để lính Nga hiện diện quân sự, gây sức ép đối với khu vực biên giới phía Đông châu Âu.

Có thể thấy, chỉ thông qua một hành động, Nga đã đạt được hai mục tiêu: “Dằn mặt” các cường quốc khác tại khu vực và khiến các đối thủ phương Tây phân tán.

Trung Quốc từ chối bình luận về sự biểu dương lực lượng của Moscow ở bán đảo Triều Tiên, nhưng ngay sau đó cũng điều máy bay ném bom tới áp sát khu vực.

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào hôm 30/8, bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ “không nói về mức độ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga về vấn đề hạt nhân Triều Tiên”.

Theo chuyên gia Tong Zhao, nhà nghiên cứu tại trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, dù Moscow và Nga đang cạnh tranh địa chính trị ở khu vực nhưng cả hai chưa phải là đối thủ trước mắt của nhau mà mỗi bên cần thách thức.

“Theo tôi, Trung Quốc tự tin rằng tốc độ phát triển kinh tế, quân sự của họ nhanh hơn Nga, nên về mặt lâu dài, Moscow không phải thách thức nghiêm trọng với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Dù có yếu tố cạnh tranh giữa hai nước nhưng mối quan tâm của họ về Mỹ đang lớn hơn”, ông Tong Zhao nói.

“Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rex Tillerson nói rằng ông muốn áp dụng biện pháp ngoại giao trước khi xem xét các lựa chọn khác.Nhưng một nhân vật khác của Nhà Trắng – Tổng thống Mỹ Donald Trump, lại viết lên mạng xã hội Twitter rằng đối thoại không phải câu trả lời.Theo tôi, từ quan điểm của Trung Quốc, Mỹ vẫn đang cân nhắc một biện pháp quân sự, vì vậy các nhà lãnh đạo từ Bình Nhưỡng hay Bắc Kinh vẫn chưa thể yên tâm”, ông Tong nói.

Khát khao trở lại vị thế siêu cường

“Nga tin rằng chủ trương gây áp lực lên chương trình tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng là sai lầm và vô ích.

Những hành động khiêu khích, áp lực, quân phiệt và những cuộc khẩu chiến chỉ dẫn tới ngõ cụt”, ông Putin nói trong một bài phỏng vấn do điện Kremlin công bố.

Thế giới - Thông điệp ngầm khi Nga phô diễn sức mạnh ở bán đảo Triều Tiên (Hình 2).

Theo giới quan sát, Nga muốn khôi phục vị trí siêu cường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Nga gần đây đã để mắt tới sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Vì lẽ đó, Moscow đã xóa khoản nợ 10 tỷ USD cho Triều Tiên từ thời Liên Xô.

Bên cạnh Trung Quốc, Moscow là một trong số những nhà tài trợ lớn nhất trong chương trình viện trợ lương thực đối với Triều Tiên.

Theo Samuel Ramani, một chuyên gia chính sách đối ngoại Nga, đó hoàn toàn là chủ ý của Moscow nhằm khôi phục lại vị trí siêu cường có tầm ảnh hưởng lớn lao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đồng thời, đó cũng là lời nhắc nhở với Bắc Kinh và Washington nên cảnh giác trước hướng xoay trục chính sách mới của Nga.

Trong suốt 25 năm trở lại đây, Nga hầu như không tác động nhiều tới Bình Nhưỡng. Moscow không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hay đầu tư đáng kể vào ngành công nghiệp của Triều Tiên.

Tuy nhiên, giờ đã tới lúc ông Putin thấy cơ hội để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình, có thể không nhiều nhưng sẽ có ý nghĩa hơn trước đây.

Điều đó chắc chắn khiến Mỹ và Trung Quốc phật ý, nhưng Moscow vẫn hành động vì một nước Nga với khao khát về sức mạnh và có vị thế của một siêu cường.

Xem thêm: Chấn động toàn cầu: Triều Tiên thử hạt nhân lần 6, sức công phá lớn

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.