Thống đốc NHNN: Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp

Phạm Hồng Nhung

Phạm Hồng Nhung

Thứ 5, 21/09/2023 15:50

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, nền kinh tế đang trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn và thách thức khiến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp.

Nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng, từ đầu năm 2023 đến nay, ngày 21/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị “Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” để tháo gỡ khó khăn giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nền kinh tế.

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN cho biết, nền kinh tế đang trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn và thách thức khiến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp, điều này khiến tăng trưởng tín dụng chậm.

Thống đốc cho biết, tín dụng là một lĩnh vực rất được quan tâm. Theo thống kê, tín dụng 8 tháng đầu năm 2023 tăng 5,33%, trong khi tín dụng cả năm 2022 tăng hơn 14%. Do vậy, bà Hồng cho rằng điều này có nhiều nguyên nhân cần được phân tích.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, tính đến ngày 15/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%, nhích nhẹ so với con số 5,33% cuối tháng 8.

Tài chính - Ngân hàng - Thống đốc NHNN: Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp

Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN.

Bên cạnh đó, sau khi triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới tính đến hiện tại, các tổ chức tín dụng cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 19.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS), NHNN đã chỉ đạo và yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án BĐS, người mua nhà tiếp cận tín dụng khi đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định.

Theo đó, hai ngân hàng BIDV và Agribank đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 3 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh với số tiền giải ngân đạt 82,7 tỷ đồng/120.000 tỷ đồng được hỗ trợ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ.

Còn đối với chương trình hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho một số mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo ĐBSCL, thuỷ sản, cà phê), NHNN cho biết đến nay đã có 13 NHTM đã đăng ký tham gia chương trình và đã thực hiện cho vay với doanh số giải ngân đạt gần 5.500 tỷ đồng (bằng 37% tổng số tiền cam kết cho vay theo chương trình là 15.000 tỷ đồng), cho 2.000 lượt khách hàng vay vốn.

Cơ quan này cũng đã ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02, nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong tất cả các ngành, lĩnh vực được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống.

Đến cuối tháng 8/2023, lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ gần 121.000 tỷ đồng, với gần 124.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.