Thứ cây dại tưởng không ăn được nay thành đặc sản dân phố săn lùng

Thứ cây dại tưởng không ăn được nay thành đặc sản dân phố săn lùng

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 06/07/2024 10:30

Nhiều người nghĩ rằng cây này chỉ để nấu nước uống giúp thanh nhiệt, giải độc, nhưng thực chất, chúng có thể chế biến thành nhiều món ngon.

Theo Tri thức & Cuộc sống, gần đây, trên mạng xã hội có bài đăng về cây mã đề trước mọc đầy ở quê thu hút sự chú ý của nhiều người.

"Có chị em nào giống nhà mình không? Mùa hè chỉ thèm bông mã đề, ăn suốt không chán. Cây rau này mọc dại nên cứ đến mùa chúng mọc tua tủa, hái ăn không hết. Nhiều người tò mò cây rau mã đề nấu thế nào. Em nấu đơn giản thôi, phi hành tỏi với thịt thơm lên rồi đổ nước luộc thịt vào, cho rau rồi thêm gia vị cho phù hợp. Rau mã đề cứng và dai nên nấu kỹ một tí ăn bùi bùi, ngon lắm ạ", tài khoản T.A đăng tải.

"Hồi nhỏ mẹ mình hay hái cây mã đề ở vườn, phơi khô rồi sắc nước uống cho mát, giảm rôm sảy. Mình chưa từng được ăn canh mã đề. Nhìn thấy bài đăng mình tò mò quá, không biết mùi vị của cây mã đề khi nấu cùng tôm thịt thì thế nào".

"Trong vườn nhà mình trước đây cây mã đề mọc đầy, nhưng chưa thấy ai hái rau mã đề để ăn. Nhất định lần tới về quê mình phải tìm mua để nấu thử".

Đời sống - Thứ cây dại tưởng không ăn được nay thành đặc sản dân phố săn lùng

Theo tìm hiểu, cây mã đề là loại cây thân thảo sống lâu năm, thường mọc hoang ở nhiều nơi. Bất cứ chỗ nào có bãi đất trống, ở ven đường, ngoài đồng ruộng hay thậm chí cả những nơi đồi núi, không cần chăm sóc vẫn phát triển xanh tươi. Đặc biệt, cây mã đề khá dễ để nhận biết với những đặc trưng bên ngoài của chúng: thân ngắn, lá mọc ở gốc với cuống dài, mọc thành từng cụm với nhiều cây chụm vào nhau.

Mã đề được trồng bằng hạt, ưa nơi ẩm ướt và đất thịt, mềm. Cây thường được trồng vào mùa thu và mùa xuân, tuy nhiên phát triển tốt nhất vào mùa thu.

Từ loại rau mọc hoang, những năm gần đây cây mã đề "lên đời" thành đặc sản nổi tiếng được người dân thành phố mua về chế biến món ăn.

Lá rau mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng. Ngoài ra, lá rau mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay.

Đời sống - Thứ cây dại tưởng không ăn được nay thành đặc sản dân phố săn lùng (Hình 2).

Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Tuy nhiên cần chú ý khi ăn uống vì mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị.

Hiện trên chợ mạng, rau mã đề tươi có giá từ 30.000-50.000 đồng/kg, rau mã đề khô được đóng túi, bán với giá lên tới 130.000 đồng/kg. Người bán giới thiệu, canh mã đề ngọt bùi, mát, thích hợp với những ngày hè oi nóng. 

Đời sống - Thứ cây dại tưởng không ăn được nay thành đặc sản dân phố săn lùng (Hình 3).

Nguyên liệu nấu món canh mã đề tôm khô.

"Ở quê mình nhiều nhà trồng rau mã đề để bán. Trong những ngày hè oi nóng, canh rau mã đề được nhiều gia đình lựa chọn. Những người ăn lần đầu sẽ thấy canh mã đề hơi nhẩn đắng, nhưng ăn quen thì sẽ nghiện vì canh mã đề có hương vị riêng, thơm ngọt, còn thanh nhiệt giải độc. Lúc đầu mình đăng bán trong chợ chung cư nhiều người bất ngờ, sau đó ai mua về ăn cũng đều khen ngon và đặt hàng tiếp. Ngoài rau tươi, nhiều người còn hỏi mua mã đề khô để sắc nước uống", chị Nga, người bán rau mã đề trên chợ mạng chia sẻ.

Theo Đông y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cho biết thêm, lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, 100g lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin.

Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.

Theo VTC News, tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón.

Nó cũng được sử dụng để điều trị chứng cholesterol cao mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy.

Tại Bulgaria, lá của một loại mã đề còn được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các đặc tính kháng trùng của nó. 

Dù cây mã đề có nhiều công dụng nhưng điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này. Trước khi sử dụng mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.