Một cựu chỉ huy Không quân Nga từng thừa nhận rằng, Moscow đã học được rất nhiều bài học quý giá thông qua những chiến dịch quân sự gần đây ở Syria. Ông nhận định những kinh nghiệm mà lực lượng không quân nước này thu được từ chiến trường thực địa là vũ khí quan trọng nhất giúp họ trở thành “sát thủ”.
Trong thực tế, các hoạt động quân sự không quân của Nga nhằm hỗ trợ quân đội Chính phủ Syria cho Không quân Nga cơ hội thử nghiệm tính hiệu quả của những cải tiến đối với vũ khí trong suốt vài năm qua, theo Đại tá Viktor Bondarev, cựu Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Nghị viện Liên bang.
Phân tích của ông Bondarev là một phần trong nghiên cứu về không quân Nga được thực hiện bởi Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga.
“Chiến dịch đã mang lại cho Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga trải nghiệm đầu tiên về hoạt động tấn công trên không hiện đại bởi nhiều đơn vị không quân khác nhau, cùng với đó kết hợp với lực lượng bộ binh của các quốc gia khác”, ông Bondarev nhận định. Ông cũng cho rằng “một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công ở Syria là việc mang tới máy bay chiến đấu tân tiến, một nhu cầu thực sự cấp bách vì không quân nước này trên thực tế không được sử dụng nhiều vũ khí mới trong suốt 20 năm qua, kể từ đầu những năm 1990”.
Theo ông Bondarev, chiến dịch không quân của Nga đưa vào sử dụng rộng rãi các loại vũ khí điều hướng có độ chính xác cao (PGM), ví dụ như đạn được dẫn đường bằng GPS. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng “dù bom dẫn đường vệ tinh KAB-500S đã được sử dụng ở Syria song không quân vẫn tiếp tục dựa vào các loại bom sắt rơi tự do. Một số lượng nhỏ các hệ thống tên lửa không đối đất có tuổi đời lớn như Kh-29 (AS-14 Kedge) và Kh-25M (AS-10 Karen) cũng đã được sử dụng
Chuyên gia cũng lưu ý, “các chiến dịch quân sự tại Syria nên tạo cơ hội để thử nghiệm tên lửa không đối không chiến thuật tầm trung Kh-38. Các loại bom cùng dòng với Kh-38 được dự định sẽ thay thế dòng Kh-29 và Kh-25. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xuất hiện hình ảnh nào về loại vũ khí này được sử dụng ở Syria, trong khi các nguồn tin Nga đưa ra nhiều tuyên bố trái chiều về việc liệu nó đã được sử dụng trong các chiến dịch hay chưa. Bom Kh-38ML biến thể được dẫn đường bằng laser bán chủ động được cho là đã hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm vào năm 2017”.
Vào tháng 9/2018, ông Bondarev tuyên bố, 85.000 tên khủng bố Hồi giáo đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Nga. “Sau 3 năm, hàng chục ngàn mục tiêu của khủng bố, gồm kho đạn dược, thành trì, trung tâm chỉ huy, đã bị tấn công”, ông nói. “Khoảng 100.000 tên khủng bố đã bị giết, với khoảng 85.000 tên trong số đó đã bị tấn công bởi không quân Nga”, Bondarev nhấn mạnh.
Ông chỉ ra rằng chính vũ khí có độ chính xác cao của không quân và tài năng của lực lượng binh sĩ nước này đã khiến những kẻ khủng bố phải khuất phục.
“Việc tham gia vào chiến dịch chống khủng bố ở Syria đã giúp Nga thử nghiệm nhiều loại vũ khí, các phương tiện quân sự và chứng minh sức mạnh quân sự của chúng tôi, và do đó bảo vệ nước Nga trước những nỗ lực xâm lược của NATO, điều chưa từng thấy trước năm 2015, đó là sự đột phá của quân đội Nga và ngành công nghiệp quốc phòng”, ông Bondarev nói.
Nga phải sử dụng bom câm thay vì bom thông minh, bởi những vũ khí dẫn đường của nước này đã gặp phải vấn đề ở Syria do địa hình tại đây đa phần là sa mạc, không giống điều kiện lạnh giống như tại các khu thử nghiệm ở quê nhà, nơi phát triển sản phẩm.
Như vậy, chiến trường Syria đã giúp Không quân Nga vượt qua nhiều thách thức và bù đắp những thiếu sót, ví dụ như với PGM.
Thực địa giúp họ đạt được những tiến bộ rõ rệt trong giai đoạn những năm 1990 đến những năm 2000. Syria hơn cả một chiến trường đơn thuần nơi Nga giúp đỡ đồng minh Damascus chống khủng bố, đó là nơi giúp lực lượng không quân của họ trưởng thành và thực sự trở thành “sát thủ” trên bầu trời khiến bất kỳ kẻ thù nào khiếp sợ.
Xem thêm: Tình hình Syria: SDF đánh IS trận cuối, Thổ Nhĩ Kỳ đã thua?