Thứ hạt ở Việt Nam vứt không ai nhặt, sang Nhật có giá đắt đỏ

Thứ hạt ở Việt Nam vứt không ai nhặt, sang Nhật có giá đắt đỏ

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 4, 15/11/2023 16:09

Loại hạt này giàu dinh dưỡng nên được người Nhật rất yêu thích, thậm chí mua với giá đắt đỏ trong khi chúng ta lại đem bỏ phí.

Mít là loại trái cây quen thuộc hầu như ai cũng biết. Thời trước, khi đồ ăn vặt chưa phổ biến như hiện nay thì hạt mít là món quà vặt ngon miệng của bao thế hệ.

Chia sẻ với VTC News, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, hạt mít không có tính độc, thậm chí còn được người miền Trung như khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh sử dụng và coi như lương thực chống đói thời còn thiếu thốn. Ngày xưa gạo không có nhiều, mít lại sẵn, nên người dân lấy hạt mít để luộc, có nơi mọi người rửa sạch hấp với cơm ăn.

Đời sống - Thứ hạt ở Việt Nam vứt không ai nhặt, sang Nhật có giá đắt đỏ

Về mặt khoa học, giá trị dinh dưỡng của hạt mít rất cao, tất cả dưỡng chất như protein, tinh bột và chất béo đều nhiều hơn gạo, lại không độc hại, nên được sử dụng như thực phẩm từ đời này qua đời khác.

Đáng chú ý, hạt mít rất giàu thiamin, riboflavin giúp biến thức ăn thành năng lượng và giữ cho đôi mắt, da, tóc và sức khỏe của bạn luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra hạt mít có nhiều lợi ích tuyệt vời như:

Chống thiếu máu

Hạt mít rất giàu sắt, một thành phần quan trọng của hemoglobin. Hạt mít tốt cho người bị thiếu máu, chúng giúp điều trị thiếu máu và ngăn ngừa một số rối loạn về máu, đồng thời chống lại sự suy nhược, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt liên tục. Chúng cũng làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hạt mít có thể tăng cường hệ miễn dịch. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Chúng còn chứa hàm lượng kẽm nhất định, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy chức năng miễn dịch tốt hơn.

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Hạt mít chứa canxi giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh. Chúng còn chứa nhiều kali, giúp xây dựng và tăng cường cấu trúc xương. Hàm lượng kali có trong hạt mít còn giúp giảm rủi ro liên quan đến huyết áp, rối loạn thận.

Tốt cho tim mạch

Hạt mít rất tốt cho bệnh nhân tim mạch vì chúng không chứa cholesterol xấu. Chúng ngăn ngừa các bệnh tim mạch như: Đau tim và đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.

Tăng cường thị lực

Hạt mít chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng được biết đến với khả năng tăng cường sức khỏe thị lực. Sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà. Hạt mít cũng có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Giúp phát triển cơ bắp

Các protein trong hạt mít có thể giúp xây dựng cơ bắp. Sự có mặt của một lượng lớn protein trong hạt mít giúp bạn xây dựng khối cơ, giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất và cân bằng hormone tự nhiên.

Chống nếp nhăn

Các chất chống ôxy hóa trong hạt mít có thể chống lại các gốc tự do gây lão hóa sớm, do đó làm giảm nếp nhăn. Bạn chỉ cần xay hạt mít với sữa cho đến khi được hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên mặt thường xuyên có thể giúp cải thiện nếp nhăn trên mặt.

Tăng cường sự phát triển của tóc

Hạt mít còn có tác dụng ngăn ngừa tóc dễ gãy. Các protein phong phú trong hạt mít giúp tăng cường sức khỏe của tóc. Chất sắt trong hạt giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, và đây là một cách khác mà chúng góp phần giúp tóc khỏe mạnh. Đồng thời, hạt mít cũng giúp giảm căng thẳng thần kinh vì chúng rất giàu protein và các vi chất dinh dưỡng khác. Điều này có thể hạn chế tóc rụng vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến tóc yếu.

Đời sống - Thứ hạt ở Việt Nam vứt không ai nhặt, sang Nhật có giá đắt đỏ (Hình 2).

Theo Dân trí, ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt bỏ sau khi bổ, nhưng ít ai ngờ tại Nhật Bản chúng được bán với giá rất cao. Tại các siêu thị Nhật, bạn sẽ phải trả 200 nghìn đồng cho 1kg hạt mít. Lý do không chỉ bởi chi phí xuất sang Nhật đắt đỏ mà còn bởi nguồn giá trị về dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà chúng đem lại.

Tuy nhiên cần lưu ý ăn nhiều hạt mít sẽ gây tác dụng phụ, sản sinh ra nhiều khí thải, khó chịu, nhất là những người có khả năng tiêu hóa kém, chậm.

“Thường những thực phẩm dinh dưỡng cao sẽ tiêu hóa chậm hơn. Do vậy, khi ăn nhiều hạt mít vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình sinh hơi. Người bụng dạ yếu, tiêu hóa kém sẽ bị trung tiện, sinh ra nhiều hơi hơn, khó tiêu”, PGS Thịnh nói.

Thức ăn thông thường vào cơ thể sẽ di chuyển xuống ruột non, rồi hấp thụ dễ dàng qua thành ruột bởi các enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, với thực phẩm giàu tinh bột và dễ gây trướng bụng như hạt mít khi vào ruột, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa các thực phẩm này sẽ sản sinh ra khí hydro và metan, gây ra hiện tượng đầy hơi, thoát ra ngoài qua hậu môn.

"Khí thải" có mùi hôi khó chịu do đây là các khí hydro sunfua và mercaptans chứa lượng nhỏ lưu huỳnh. Những thực phẩm như hạt mít hay trứng khi ăn vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa thường sản sinh ra khí sunfua.

Vì lý do trên nên dù hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt nhưng người dân, đặc biệt là người tiêu hóa kém không nên ăn nhiều. “Bởi đặc trưng của việc sinh hơi là sản sinh ra khí hôi, thối không mong muốn. Nếu hơi quá nhiều không thể dừng lại được sẽ ảnh hưởng tới người khác nếu đang ở chỗ đông người”, vị chuyên gia nói.

Minh Hoa (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.