Thu hồi ĐKKD bằng luật Công chức: Có phải cố tình... quên luật (7)

Thu hồi ĐKKD bằng luật Công chức: Có phải cố tình... quên luật (7)

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 7, 25/03/2017 21:21

Theo quy định của luật Khiếu nại, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không được thụ lý giải quyết đối với khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần 2. Việc này thuộc thẩm quyền của tòa án.

Mặc dù không có ai khởi kiện vụ án hành chính trong thời hạn luật định đối với hai quyết định giải quyết khiếu nại của công ty TNHH Kim Anh (công ty Kim Anh) do sở KH&ĐT Hà Nội ban hành, nhưng các thành viên công ty Kim Anh hết sức bất ngờ khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội liên quan đến vụ việc.        

Mặc cho, sở KH&ĐT Hà Nội có Báo cáo số 1380 gửi UBND thành phố nêu rõ ý kiến của cơ quan chuyên môn: Việc thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN lần 5 của công ty Kim Anh không thực hiện được do chưa có đủ căn cứ xác định là hồ sơ ĐKDN giả mạo. Việc thu hồi sẽ thực hiện được nếu tòa án có phán quyết hoặc có bản án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này, Sở sẽ chỉ đạo phòng ĐKKD thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chỉ ít ngày sau khi nhận được báo cáo giải trình của sở KH&ĐT, UBND TP.Hà Nội tiếp tục có văn bản chỉ đạo sở này phải thu hồi giấy ĐKDN lần 5 đã cấp cho công ty Kim Anh theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 6021.

Tiêu dùng & Dư luận - Thu hồi ĐKKD bằng luật Công chức: Có phải cố tình... quên luật (7)

 Công văn chỉ đạo "lạ" của Hà Nội ngồi trên luật Doanh nghiệp?

Liên tiếp nhận được 2 văn bản chỉ đạo bất thường từ thành phố, anh Đoàn Minh Quân (thành viên công ty Kim Anh) cho rằng, chỉ đạo nêu trên không công tâm và có biểu hiện của sự thiếu minh bạch trong quá trình giải quyết vụ việc.

Anh Quân cho rằng: “Một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4, Điều 6, luật Khiếu nại năm 2011 là can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của mình, UBND TP.Hà Nội chỉ có thẩm quyền yêu cầu người/cơ quan giải quyết khiếu nại phải tuân thủ pháp luật về khiếu nại chứ không có quyền buộc người/cơ quan giải quyết khiếu nại phải thay đổi quyết định giải quyết khiếu nại đã ban hành.

Vậy có hay không dấu hiệu lạm quyền của thành phố khi chỉ đạo sở KH&ĐT Hà Nội thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN thay đổi lần 5 của công ty Kim Anh?".

Theo trình tự khiếu nại quy định tại Điều 7 của luật Khiếu nại năm 2011 thì: “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của luật Tố tụng hành chính”.

Theo quy định này thì ông Nguyễn Lương Thế và công ty Kim Anh không có quyền tiếp tục khiếu nại sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7, Điều 11 của luật Khiếu nại năm 2011 thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không được thụ lý giải quyết đối với “khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai”.

Mặt khác, trong Văn bản 106 ngày 5/1/2017, bộ KH&ĐT cũng chỉ rõ những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4, Điều 30, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là thuộc thẩm quyết giải quyết của tòa án.

Điều này có nghĩa, công ty Kim Anh và thành viên công ty cần phải giải quyết các vấn đề phát sinh về việc hồ sơ có giả mạo hay không, có thu hồi ĐKDN thay đổi lần 5 tại tòa án chứ không phải thẩm quyền của sở KH&ĐT Hà Nội.

Được biết, thành viên công ty Kim Anh đã có đơn khởi kiện các tranh chấp của công ty ra TAND TP.Hà Nội. Sau khi có quyết định thụ lý vụ án, hiện TAND TP.Hà Nội đã có văn bản yêu cầu sở KH&ĐT Hà Nội cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ án. Nếu các bên, các cơ quan thượng tôn và làm theo pháp luật thì nên chờ đợi phán quyết từ phía tòa án.

(còn nữa)

Xuân Hòa

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.