Độc tố trong loại cây quen thuộc của người Việt
Củ đậu có năng suất cao nên giá bán khá rẻ, chỉ khoảng 18.000 - 25.000đ/kg. Chúng cũng được trồng khá phổ biến ở châu Mỹ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác. Tại Trung Quốc, củ đậu rất được ưa chuộng vì năng suất cao, giá rẻ, chỉ khoảng 2 - 3 NDT/kg, tương đương 6.700 - 10.000đ/kg. Thậm chí nếu mua tại vườn, giá còn thấp hơn nữa.
Củ đậu có kết cấu ngọt, giòn, mọng nước và rất dễ ăn. Ngoài công dụng giải khát, củ đậu còn có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt. Chúng cũng là nguyên liệu nấu ăn được yêu thích tại Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nơi khác, có thể chế biến thành nhiều món như món xào, nấu canh, món hầm, nộm hoặc súp…
Trong củ đậu chứa nhiều chất xơ, vitamin C, nồng độ natri thấp, vì vậy rất tốt cho hệ tim mạch và hệ miễn dịch. Ngoài ra trong củ đậu còn có thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn và khó thở. Ngoài ra hàm lượng photpho và kali trong củ đậu sẽ giúp xương và răng của bạn khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, phần lớn người Việt chỉ biết đến công dụng của củ đậu mà không biết lá và hạt của chúng cũng có giá trị nhất định.
Phần lá và hạt của củ đậu chứa chất kịch độc. Vì thế, người ta thường tận dụng chúng để điều chế thuốc diệt rệp, thuốc trừ sâu tự nhiên. Tuy nhiên với người tiêu dùng thông thường, nên lưu ý khi mua cả chùm củ đậu về thì nên cắt bỏ phần lá đi ngay tránh để trẻ em không biết ăn phải gây ra ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu vô tình ăn phải hạt củ đậu, bạn có thể gặp triệu chứng nhẹ như tê miệng, chóng mặt, nặng hơn sẽ cần đi khám càng sớm càng tốt.
Hương Nguyễn (Theo weixin.qq)