Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Nguyễn Đắc Phú

Nguyễn Đắc Phú

Thứ 6, 10/12/2021 13:29

Chiều 9/12, Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về tình hình giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu đất nền cho các Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Chiều 9/12, Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về tình hình giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu đất nền cho các Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Kinh tế vĩ mô - Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay đã có 2.684 số hộ tổ chức bàn giao mặt bằng, vì vậy việc giải phóng mặt bằng dự án đạt tỉ lệ 100%.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng hoàn thành xây dựng 5/5 khu tái định cư và đã bố trí tái định cư cho các hộ; hoàn thành di dời điện 110 kV trên địa bàn các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Bắc Bình.

Đối với công trình đường điện cao thế 500 kV, 220 kV đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết; các địa phương đã phê duyệt phương án bồi thường, phê duyệt thiết kế, kế hoạch đấu thầu, mời thầu xây lắp…

Dự kiến sẽ hoàn thành chậm nhất trong quý II/2022. Đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, huyện Hàm Thuận Nam lấy ý kiến Công ty Truyền tải điện 3, huyện Hàm Tân đã trình Cục Năng lượng thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường và phê duyệt thiết kế.

Về nhu cầu vật liệu, dự án cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận cần khối lượng 11,7 triệu m3 đất đắp phục vụ thi công nền đường. Đối với đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư không gặp vướng mắc về vật liệu đắp đất nền cho dự án. Ban Quản lý dự án Thăng Long không đề xuất cấp phép theo cơ chế đặc thù cho nhà thầu.

Kinh tế vĩ mô - Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc-Nam (Hình 2).

Dự án cao tốc Bắc Nam.

Đối với đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo do Ban Quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư nhu cầu đất đắp cần mua mới thi công  9,2 triệu m3 đất. Sau khi được Bộ GTVT cho phép tận dụng đá đào nền đường để xay nghiền thành vật liệu đắp, khối lượng đất đắp cần phải mua mới là 7,529 triệu m3.

Ban Quản lý dự án 7 đã đề xuất 20 mỏ vật liệu phục vụ đất đắp cho dự án và được UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất, chỉ đạo các Sở ngành, địa phương tập trung giải quyết.

Đối với 10 mỏ đã cấp phép thăm dò, khai thác, đến nay, tỉnh Bình Thuận đã cấp phép khai thác 9 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 3,4 triệu m3; còn 1 mỏ Đông Nam núi Cà Tăng đang rà soát cấp Quyết định chủ trương đầu tư, đang hoàn tất hồ sơ cấp phép với trữ lượng 0,27 triệu m3.

Còn đối với các mỏ đề xuất cấp phép cho nhà thầu theo “cơ chế đặc thù”, để cung cấp khối lượng còn thiếu khoảng hơn 4,0 triệu m3 tình, đã thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch khoáng sản và khoanh định khu vực không đấu giá; UBND tỉnh đã có Công văn số 4227/UBND-KT ngày 08/10/2021 điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất các mỏ vật liệu vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để giải quyết các thủ tục đất đai phục vụ đường cao tốc trên địa bàn huyện Bắc Bình.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy giải quyết 3 mỏ với trữ lượng khoảng 1,3 triệu m3; Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định 1 mỏ trình UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy với trữ lượng đất đắp khoảng 400.000 m3. Đối với 5 mỏ còn lại, nhà thầu chưa nộp hồ sơ nên chưa giải quyết.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ghi nhận, biểu dương những kết quả mà tỉnh Bình Thuận cùng các Ban quản lý, nhà thầu thực hiện trong thời gian qua. Nỗ lực hoàn thành giải phóng mặt bằng, cơ bản đáp ứng tiến độ chung của dự án.

Tỉnh Bình Thuận đã quan tâm, giải quyết và cấp phép các mỏ khai thác góp phần đáp ứng khối lượng vật liệu để đảm bảo tiến độ thi công. Tuy nhiên, hiện nay một số vấn đề tiến độ vẫn còn chậm như việc triển khai di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, viễn thông, đường điện cao thế; giải ngân vốn giải phóng mặt bằng.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, Dự án cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ tạo điều kiện cho tỉnh Bình Thuận phát triển mà còn kết nối, thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận cần ưu tiên tạo điều kiện, phối hợp với các Ban quản lý dự án, các nhà thầu thăm dò, lập hồ sơ thẩm định, cấp giấy phép các mỏ vật liệu xây dựng để sớm đi vào khai thác đáp ứng nhu cầu vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công dự án.

Đối với việc giải ngân vốn giải phóng mặt bằng, các Ban quản lý dự án chủ động làm việc với các huyện về khối lượng giải ngân đến cuối năm 2021 và kế hoạch vốn năm 2022 để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung và bố trí mới cho phù hợp và đẩy nhanh tiến độ thi công.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.