Ngay sau khi kết thúc họp Hội đồng xác định ngưỡng chất lượng xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga
Thưa thứ trưởng, tại sao các khối thi có kết quả khác nhau nhưng lại có ngưỡng xét tuyển vào đại học giống nhau?
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã thống kê mức 15 điểm ở tất cả khối thi, tổ hợp môn thi có số lượng thí sinh đạt điểm cao. Ở khối A Toán, Lý Hóa điểm bình quân lên tới 18, nhưng tổ hợp với môn xã hội là chính (như tổ hợp Toán, Văn, Sử) thì điểm trung bình chỉ khoảng 14.
Bộ chọn ngưỡng điểm trung gian của các tổ hợp vì nếu chọn nhiều ngưỡng sẽ gây phức tạp cho thí sinh và các trường. Trên khi thực tế, các trường khi xét tuyển sẽ lấy từ trên xuống, nên ngưỡng là 15 nhưng ngưỡng nhận hồ sơ xét tuyển của trường có thể là 17 và điểm trúng tuyển phải 20.
Với mức điểm này, hệ số dôi dư là 1,52. Bộ đã tính toán hết các khía cạnh, những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không được xét tuyển nguyện vọng 2 nữa, tức là nguy cơ ảo được giảm thiểu.
Theo phổ điểm thì môn tiếng Anh kết quả của thí sinh quá thấp, điều này tác động thế nào cho các trường trong xét tuyển môn thi này?
Vì tất cả thí sinh bắt buộc thi Ngoại ngữ nên kết quả chung thì thấp nhưng với những thí sinh thi khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ) thì tổ hợp điểm khối D rất cao, số lượng trên 20 điểm nhiều. Qua đó có thể thấy những thí sinh đã quyết tâm thi khối D thì các em đã đầu tư nên các trường không cần lo lắng về nguồn tuyển.
Liệu với ngưỡng 15 điểm sàn có cao với thí sinh ở vùng khó khăn?
Với các thí sinh ở vùng khó khăn, mức điểm này cũng không cao vì các em đã được hưởng điểm ưu tiên. Thực tế trong xé