Thủ tục khai sinh cho con mới nhất: Đặt tên cho con dị như tỷ phú Mỹ có được không?

Thủ tục khai sinh cho con mới nhất: Đặt tên cho con dị như tỷ phú Mỹ có được không?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 6, 03/07/2020 10:19

Tỷ phú công nghệ Mỹ mới đây đã đặt tên khai sinh cho quý tử của mình là "X Æ A-12" khiến nhiều người không biết phải đọc thế nào cho đúng. Thế nhưng, tại Việt Nam, các bậc cha mẹ sẽ không được phép đặt tên cho con "dị" như vậy.

Chính sách - Thủ tục khai sinh cho con mới nhất: Đặt tên cho con dị như tỷ phú Mỹ có được không?

Sắp tới, ông bà đi khai sinh cho cháu không cần giấy ủy quyền. (Ảnh minh họa)

Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch năm 2015 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

So với Thông tư 15/2015/TT-BTP, Thông tư 04/2020/TT-BTP có bổ sung thêm nhiều nội dung mới đáng chú ý. Một trong số đó phải kể đến việc bổ sung hướng dẫn về nội dung khai sinh.

Cụ thể, nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, việc đặt tên chỉ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các quyên tắc cơ bản của pháp luật.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Như vậy, theo quy định mới này, việc đặt tên quá dài, khó sử dụng cũng là một trong những trường hợp bị cấm.

Ngoài ra, Thông tư 04/2020/TT-BTP bổ sung thêm quy định về việc ủy quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

Hiện nay, ủy quyền đăng ký khai sinh phải lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực với phạm vi là toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả.

Trong trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì vẫn phải lập văn bản ủy quyền và không phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Từ 16/7, khi Thông tư 04/2020/TT-BTP chính thức có hiệu lực, quy định này đã được quy định rõ hơn về ủy quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

Cụ thể, Thông tư này bổ sung thêm quy định ông, bà, người thân thích khác đăng ký khai sinh cho trẻ em thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh...

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.