Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Lê Mạnh Quốc

Lê Mạnh Quốc

Thứ 4, 15/01/2025 19:29

Chuyến công tác của Thủ tướng là hoạt động đối ngoại đa phương mở đầu một năm đối ngoại đa phương hết sức sôi động của Việt Nam.

Chiều 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ. 

Chuyến công tác sẽ diễn ra từ ngày 15 đến ngày 23/1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ- Ảnh 1.

Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay (Ảnh: VGP).

Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng và Phu nhân trong chuyến công tác có: Bí thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hoàng Văn Trà.

Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Phùng Thế Long, Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ và lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương cùng tham gia Đoàn công tác.

Chuyến công tác thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam và hai nước Ba Lan, Czech kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950 - 2025) và đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm, đến Czech sau 6 năm; nhằm tạo đột phá nâng tầm quan hệ với hai nước, qua đó đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với khu vực Trung Đông Âu và EU.

Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ- Ảnh 2.

Thủ tướng và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đi công tác (Ảnh: VGP).

Chuyến thăm, làm việc khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố, thúc đẩy tin cậy chính trị, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phù hợp với tinh hình mới, trong đó có việc thảo luận để nâng tầm quan hệ Việt Nam – các nước lên tầm mức cao hơn: Tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, nông nghiệp, môi trường, y tế, công nghệ thông tin và truyền thông, tư pháp, hợp tác phát triển, hợp tác lao động…

Trong khi đó, chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Davos của Thủ tướng là hoạt động đối ngoại đa phương mở đầu một năm đối ngoại đa phương hết sức sôi động của Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự WEF Davos và là lần thứ 4 dự các Hội nghị WEF trên cương vị Thủ tướng.

Việc WEF liên tục mời Thủ tướng tham dự Hội nghị toàn cầu của WEF cho thấy vai trò, vị thế, uy tín quốc tế ngày càng gia tăng của Việt Nam. Tại WEF lần này, Thủ tướng sẽ truyền tải những thông điệp quan trọng về quyết tâm, khát vọng và tầm nhìn của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển chiến lược trong 20 năm tới; trao đổi về những chủ đề thiết thực, gắn với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, nhất là thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; kịp thời nắm bắt những xu thế phát triển của thời đại, những dòng chảy đang định hình kỷ nguyên thông minh, từ đó xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp để tận dụng thời cơ và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ những xu thế mới.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.