Thủ tướng Na Uy bị ép từ chức vì vụ thảm sát

Thủ tướng Na Uy bị ép từ chức vì vụ thảm sát

Thứ 5, 27/12/2012 23:46

Dân chúng và các phương tiện truyền thông đang tạo sức ép, yêu cầu Thủ tướng Na Uy phải từ chức.

Vụ thảm sát 77 người xảy ra tại Na Uy hồi tháng 7 năm ngoái đã làm dấy lên một làn sóng phản đối trong dân chúng Na Uy, không chỉ phản đối kẻ sát nhân Anders Behring Breivik mà còn lên án cả cảnh sát và Chính phủ nước này.

Thế giới - Thủ tướng Na Uy bị ép từ chức vì vụ thảm sát

Sát thủ Breivik máu lạnh

Giữ vai trò người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg hiện đang chịu sức ép của dân chúng, yêu cầu ông từ chức, sau khi cảnh sát Na Uy bất lực trong sự ngăn chặn vụ thảm sát diễn ra. Cuộc thảm sát còn liên quan đến vụ nổ bom tại trung tâm Oslo và vụ xả súng vào trại hè của thanh thiếu niên Na Uy, gây cú sốc lớn cho đất nước 5 triệu người dân này. Từ đó, nhiều câu hỏi về quyền được bảo vệ của người dân và hiệu quả của cảnh sát được đặt ra trong lòng người dân.

Chính phủ của Thủ tướng Stoltenberg đã chỉ định một Ủy ban để rút ra những bài học kinh nghiệm từ phản ứng của các cơ quan liên quan trong vụ việc. Các báo cáo kết luận chủ yếu tập trung vào phản ứng chậm của cảnh sát cũng như cách xử lý tình huống. Theo đó, cơ quan cảnh sát và Cục tình báo của đất nước đều mắc các sai lầm ngớ ngẩn, để cho Breivik thực hiện hành vi phạm tội vào ngày 22/7/2011 mà không bị cản trở.

Verdens Gang, một tờ báo bán chạy hàng đầu đất nước cho biết: “Chính phủ đã hoàn toàn thất bại trong việc bảo vệ người dân của họ do sự thiếu năng lực. Sự thiếu năng lực này có thể bỏ qua nếu không có hậu quả để lại, gây oán hận trong lòng người dân”. Tờ Daily News hàng ngày còn quy trách nhiệm cho Thủ tướng về vấn đề này. Tờ báo cho biết, Thủ tướng đã chậm trễ trong việc tăng cường các biện pháp an ninh phòng tránh mọi cuộc tấn công ảnh hưởng đến người dân.

Thế giới - Thủ tướng Na Uy bị ép từ chức vì vụ thảm sát (Hình 2).

Thủ tướng Jens Stoltenberg quyết định ở lại dù sức ép của người dân đang dâng cao

Thủ tướng Stoltenberg hiện đã nhận trách nhiệm cho những gì bản báo cáo đề ra. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ không từ chức mà sẽ ở lại để thực hiện các khuyến nghị của bản báo cáo. Ông cũng từ chối bình luận về vấn đề tờ Verdens Gang nêu ra. Nhà phân tích chính trị Bernt Aardal thuộc viện nghiên cứu xã hội cho biết: “Một sự thay đổi trong màu sắc chính trị có vẻ rất khó xảy ra ở giai đoạn này. Nhưng rõ ràng, báo cáo này không giúp gì được Chính phủ hoặc phe liên minh trong cuộc bầu cử sắp tới... Sự hỗ trợ của họ yếu hơn trong cuộc bầu cử cuối cùng”.

Bản tuyên án của Breivik sẽ được tuyên bố ngày 24/8 sắp tới. Breivik cũng đã thừa nhận hắn chính là người gây ra vụ thảm sát nhưng hội đồng xét xử vẫn chưa rõ hắn là người tỉnh táo hay bị tâm thần.

Trong ngày cuối cùng lấy lời khai, kẻ sát nhân 32 tuổi Breivik lần đầu tiên đưa ra lời xin lỗi những người mà hắn nói không phải là mục tiêu trong vụ đánh bom ở Oslo. Tuy nhiên, hắn ta tuyệt nhiên không xin lỗi về vụ thảm sát làm 77 người chết trên đảo Utoyea (Na Uy). Cũng trong ngày này, các chuyên gia vẫn tranh cãi về tình trạng tâm thần của Breivik và đây là cở sở để kết luận liệu hắn ta sẽ bị tống vào nhà giam hay nhà thương điên.

Hồng Nhung (theo Reuters)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.