Thủ tướng phê bình 13 Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng đơn vị giải ngân chậm

Thủ tướng phê bình 13 Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng đơn vị giải ngân chậm

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 3, 25/07/2017 21:50

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “phê bình gắt gao” 13 Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Chính trị - Thủ tướng phê bình 13 Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng đơn vị giải ngân chậm

 Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: VGP).

Theo bộ Tài chính, 13 bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm, tính tới ngày 15/6 chỉ đạt dưới 20%. Sau khi được đôn đốc, tình hình giải ngân các đơn vị này đã có chuyển biến tích cực, một số đơn vị đạt trên 20%.

Cụ thể, tính tới ngày 17/7, tỷ lệ giải ngân các đơn vị này như sau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tỷ lệ giải ngân 13,3%), bộ Ngoại giao (5,1%), bộ Y tế (16%), Ủy ban Dân tộc (61%), Thông tấn xã Việt Nam (8,5%), hội Cựu chiến binh Việt Nam (4,5%), Hà Nội (33,4%), TP.HCM (26%), Đà Nẵng (24,7%), Bình Dương (20,9%), Bình Phước (28,1%), Tây Ninh (22,9%).

Riêng Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ giải ngân theo báo cáo của bộ Tài chính là 5,8%, nhưng theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, so với số vốn đã được Thủ tướng quyết định giao thì đã đạt trên 56% và con số này được Tổ công tác chấp nhận.

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa có buổi kiểm tra 13 bộ, cơ quan, địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 vào ngày 25/7. Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và giao Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra.

“Một trong những điểm nghẽn của tăng trưởng là giải ngân vốn chậm. Chúng ta đã phải trả lãi vay để huy động nguồn lực mà tiền đọng lại không tiêu được. Vốn dư gửi tại Kho bạc Nhà nước lúc nào cũng khoảng 120.000 tỷ đồng. Thủ tướng rất gắt gao, liên tục nhắc tôi chuyển lời phê bình tới Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng của 13 đơn vị hôm nay”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân chậm trễ trước hết thuộc về lãnh đạo các cơ quan, trong chỉ đạo không quyết liệt, không cụ thể. Cùng với đó là vấn đề thủ tục, năng lực đơn vị thi công, các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương, trong đó có 13 đơn vị hôm nay, phải có giải pháp mạnh nhất để tập trung giải ngân quyết liệt. Nếu năng lực nhà thầu thi công không đáp ứng được thì thay thế nhà thầu. Nếu bộ phận cán bộ theo dõi năng lực không tốt hoặc có vướng mắc thì sắp xếp, thay thế cán bộ. Nếu do mặt bằng thì phải trực tiếp chỉ đạo giải phóng mặt bằng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, nếu tới tháng Mười tới, các đơn vị không giải ngân kịp thì Thủ tướng bắt buộc phải điều chuyển vốn. Trong năm 2016, một số bộ, ngành địa phương đã giải ngân chậm và bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng xem xét rất kỹ khi giao vốn năm nay.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các đơn vị dự buổi kiểm tra giải trình rõ nguyên nhân chậm trễ, cam kết chịu trách nhiệm nếu tiếp tục giải ngân chậm. Còn nếu chậm trễ do thủ tục thì cũng báo cáo để các bộ, ngành giải quyết.

Theo Tổ công tác của Thủ tướng, bên cạnh việc gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng GDP, việc giải ngân chậm sẽ khiến Chính phủ phải gánh lãi vay của dân.

D.Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.