Thừa cấp phó ở nhiều địa phương: Vẫn phải bố trí việc đến khi về hưu

Thừa cấp phó ở nhiều địa phương: Vẫn phải bố trí việc đến khi về hưu

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 6, 02/06/2017 12:00

Thừa cấp phó hiện không còn là việc riêng của một tỉnh, sở, ngành nào mà diễn ra ở nhiều địa phương, sở, ngành. Thứ trưởng bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ đang chờ báo cáo từ địa phương.

Thừa cấp phó hiện không còn là việc riêng của một tỉnh, sở, ngành nào mà đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiều sở, ngành. Đây là vấn đề nhức nhối của dư luận.

Mặc dù bộ Nội vụ vẫn đang tích cực tìm lời giải cho việc bổ nhiệm thừa cấp phó tại nhiều địa phương nhưng có nhiều nguyên nhân khiến công việc này còn tiến triển chậm.

Dư luận quan tâm, sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thời gian qua, khi nào, tình trạng “lạm”, “loạn”, thừa cấp phó ở các địa phương, sở ngành mới thực sự chấm dứt? PV báo Người Đưa Tin đã có trao đổi với Thứ trưởng bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn.

Xã hội - Thừa cấp phó ở nhiều địa phương: Vẫn phải bố trí việc đến khi về hưu

 Thứ trưởng bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn.

PV: Thời gian qua, tình trạng thừa cấp phó khiến dư luận xã hội có những bức xúc nhất định. Đáng chú ý, trong những nguyên nhân có cả việc bổ nhiệm thừa do “lịch sử để lại”. Ông có thể nói rõ hơn về việc này?

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Đúng là trong thời gian qua, một số đơn vị có số lượng cấp phó nhiều hơn so với quy định. Có nhiều nguyên nhân, trong đó việc hợp nhất các sở để đảm bảo tính ổn định cũng là để cán bộ được sáp nhập yên tâm công tác. Do đó, số lượng cấp phó tăng lên. Tuy nhiên, cũng phải thấy ở một số đơn vị, địa phương, việc bổ nhiệm cấp phó không được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật.

Sau những thông tin phản ánh từ báo chí và dư luận, bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra, xác minh vấn đề này. Trước thực tiễn đó, bộ Nội vụ đang nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật về số lượng cấp phó trong các cơ quan tổ chức ở các cấp khác nhau để thực hiện một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

PV: Giải quyết số lượng cấp phó dư thừa sẽ như thế nào nếu như họ có đủ trình độ mà vẫn chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhất là các đối tượng thừa do “lịch sử” như ông nói thì không phải lỗi của bản thân họ?

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Vẫn phải bố trí công việc cho họ, đến khi về hưu thì thôi. Có thể không bổ sung thêm cấp phó nữa, dần dần sẽ đảm bảo số lượng cấp phó theo quy định.

PV: Bộ Nội vụ có thống kê, rà soát trên toàn quốc số lượng cấp phó thừa, từ đó có giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này vì đây là tồn tại từ khá lâu, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Vấn đề này hiện đã có yêu cầu các bộ, ngành địa phương báo cáo, bộ Nội vụ đang tổng hợp.

PV: Xin được hỏi thêm Thứ trưởng, trong số những cấp phó thừa có không ít trường hợp bổ nhiệm người nhà, người thân. Thậm chí việc “cả họ làm quan” không hiếm. Bộ Nội vụ đánh giá và xử lý vấn đề này thế nào?

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Trước những vấn đề báo nêu, dư luận quan tâm, bộ Nội vụ cũng đã thành lập các đoàn công tác phối hợp các cơ quan xác minh, làm rõ, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chúng tôi nhận thấy một số vấn đề hiện nay như, hệ thống thể chế về quản lý cán bộ công chức cần tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát phải tiếp tục tăng cường để khắc phục tình trạng kể trên.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Dương Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.