Thua lỗ hậu cổ phần hoá, thay "tướng" có giúp Licogi "đổi phận"?

Thua lỗ hậu cổ phần hoá, thay "tướng" có giúp Licogi "đổi phận"?

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà

Thứ 7, 20/01/2018 07:02

Vị tân Tổng giám đốc được bổ nhiệm là cố vấn cao cấp HĐQT công ty Bất động sản Khu Đông – nhà đầu tư chiến lược từng có tham vọng “ôm trọn” phần vốn của bộ Xây dựng tại Licogi.

Tài chính - Ngân hàng - Thua lỗ hậu cổ phần hoá, thay 'tướng' có giúp Licogi 'đổi phận'?

Chủ tịch HĐQT Licogi Dương Xuân Quang trao quyết định bổ nhiệm chức Tổng giám đốc cho ông Phan Thanh Hải - cố vấn cao cấp HĐQT công ty Bất động sản Khu Đông.

Tân Tổng giám đốc Licogi là ai?

HĐQT Tổng công ty Licogi – CTCP vừa công bố quyết định do Phó chủ tịch Phan Thanh Hải ký về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật Tổng công ty đối với ông Dương Xuân Quang theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, Licogi cũng bổ nhiệm ông Phan Thanh Hải giữ chức Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Theo tài liệu của PV Người Đưa Tin, ông Phan Thanh Hải sinh năm 1972, quê quán tại Việt Trì, Phú Thọ. Ông Hải là kỹ sư công nghệ chế tạo máy tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội, từng giữ chức Giám đốc kiêm Ủy viên hội đồng quản trị CTCP Thương mại và đầu tư TVT Việt Nam.

Giữa năm 2016, ông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT công ty CP Cơ khí Đông Anh Licogi nhiệm kỳ 2014 – 2019.

Ngày 22/12/2016, Tổng công ty Licogi bổ nhiệm ông Hải giữ chức Phó chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 thay thế ông Đậu Trí Dũng.

Từ năm 2013 đến nay, vị tân Tổng giám đốc Licogi là cố vấn cao cấp cho HĐQT công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh bất động sản Khu Đông. Đây là cái tên được nhắc đến thường xuyên sau quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Licogi từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc bộ Xây dựng sang công ty cổ phần.

Từng bước nắm quyền công ty thua lỗ

Hiện, Licogi có vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó bộ Xây dựng nắm giữ 40,71% vốn, công ty Khu Đông là nhà đầu tư chiến lược sở hữu 35% và một pháp nhân có liên quan đến Khu Đông là công ty TNHH Đầu tư Gia Cường sở hữu 22,24% vốn.

Cuối năm 2016, Bất động sản Khu Đông từng có văn bản gửi bộ Xây dựng đề xuất mua lại toàn bộ 40,71% vốn Nhà nước tuy nhiên Bộ này cho biết việc thoái vốn tại Licogi không thuộc thẩm quyền của Bộ.

Tháng 3/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ có kết luận cho hay, Licogi thuộc nhóm 1 trong các doanh nghiệp có vốn góp của bộ Xây dựng, yêu cầu giữ nguyên tỷ lệ vốn Nhà nước là 40,71% vốn điều lệ tại Tổng công ty Licogi – CTCP và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này về Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước ngay trong quý I năm 2017.

Bộ Xây dựng yêu cầu người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty Licogi-CTCP phối hợp với HĐQT Tổng công ty lập phương án theo đúng chỉ đạo.

Về tình hình kinh doanh của Licogi sau cổ phần hóa, năm 2016, doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục 436,6 tỷ đồng. Bước sang 9 tháng đầu năm 2017, Tổng công ty này tiếp tục lỗ sau thuế thêm 46,4 tỷ đồng, đẩy lỗ luỹ kế lên mức 514 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Thua lỗ hậu cổ phần hoá, thay 'tướng' có giúp Licogi 'đổi phận'? (Hình 2).

Trụ sở Tổng công ty Licogi ngay mặt đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, đại diện Licogi cho hay: “Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 139 tỷ, trích lập dự phòng đầu tư tài chính 46,5 tỷ đồng, chi phí lãi vay 86 tỷ đồng... Trước thời điểm cổ phần hóa (tháng 4/2015 - PV), khi xác định giá trị doanh nghiệp và quyết toán vốn Nhà nước, Licogi không được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính, khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, DN phải trích lập theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BT”.

“Doanh nghiệp Nhà nước trước đây có thực trạng nguồn vốn chủ sở hữu thấp nên đã mất cân đối về vốn trong thời gian dài. Vốn hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu từ vốn vay ngân hàng do đó lãi vay hàng năm phải trả cao cũng là một nguyên nhân gây ra lỗ cho doanh nghiệp" – đại diện Licogi thông tin thêm.

Ngoài thương hiệu 60 năm trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng, Licogi còn nhận được nhiều sự chú ý nhờ quỹ đất vàng gần 1,6 triệu m2, trong đó có các khu đất giá trị cao, vị trí đắc địa.

Việc bổ nhiệm ông Phan Thanh Hải – cố vấn cao cấp Bất động sản Khu Đông vào vị trí chủ chốt trong ban điều hành Licogi được cho là động thái mới nhất trong kịch bản thâu tóm doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa.

Một điểm đáng lưu ý, hàng loạt khu đất thuộc quyền quản lý của Licogi là đất thuê trả tiền hàng năm, không được định giá vào giá trị cổ phần hóa, hiện được đầu tư làm dự án bất động sản – “miếng bánh” béo bở cho của các ông lớn hiện nay.  

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.