Ví dụ, tại điều 7 quy định: phóng viên trong nước là phóng viên hoạt động nghiệp vụ báo chí phải có thẻ nhà báo do Bộ TT&TT cấp. Vậy thì những phóng viên thường trú (được biên chế chính thức của cơ quan hoặc được cơ quan báo chí ký hợp đồng lao động) chỉ có giấy giới thiệu mà chưa có thẻ nhà báo sẽ không được hoạt động báo chí?
Lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà đọc văn bản của Sở Y tế và từ chối cung cấp thông tin cho báo chí ngày 26-11-2012
Về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, văn bản quy định là do người đứng đầu các đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, Sở Y tế lại làm trái điều này và làm “luật” với báo chí bằng công văn 1783 ngày 16-11-2012 gửi các trung tâm y tế: người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là người đứng đầu các đơn vị sau khi được sự ủy quyền của Giám đốc Sở Y tế. Chỉ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với những phóng viên làm việc trực tiếp và phải có thẻ nhà báo... Như vậy, Giám đốc Sở Y tế đã tự ý chỉ đạo cấp dưới phải được sự đồng ý của mình thì mới phát ngôn cho báo chí.
Ngoài những trường hợp từ chối cung cấp thông tin cho báo chí theo Luật Báo chí và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế còn đưa thêm “luật” hết sức phi lý: thủ trưởng các đơn vị ngành y tế từ chối cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến tình hình bệnh tật cá nhân người bệnh (sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án, tình hình tử vong, dịch bệnh, danh sách bệnh nhân...); các vấn đề về kế hoạch diễn tập, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, các chương trình liên quan đến phối hợp quân dân y.
Được biết nguyên nhân sâu xa của việc “trói” báo chí là do trong thời gian qua, nhiều phóng viên thường trú đã có nhiều tin bài, phản ánh những vấn đề “nóng” của tỉnh, ảnh hưởng đến nhiều cán bộ cũng như uy tín của tỉnh. Nhiều phóng viên cho rằng, làm báo ở Huế vô cùng khó khăn vì vướng phải cơ chế. Rất nhiều cán bộ rất quan liêu, luôn tìm cách né tránh báo chí.
Khi đến Huế tác nghiệp theo Luật Báo chí phóng viên sẽ như thế nào nếu chính quyền và sở khắt khe, ra “luật” như vậy?
Theo Công an TP HCM