Sự huyền bí của đồng hồ gạch đếm ngược thời gian này được gắn với lời nguyền đáng sợ của vị hoàng đế Tamerlane.
Người ta còn liên hệ tới sự kiện lịch sử: ngày 20/6/1941, các nhà khảo cổ Xô Viết khai quật hầm mộ của Tamerlane, chỉ vài giờ sau, phát xít Đức tấn công Liên Xô, gây ra cái chết cho 20 triệu người qua 4 năm chiến tranh khốc liệt.
Cơ chế kỳ lạ: mỗi năm có một viên gạch tự rơi
Trước kia, công trình “đồng hồ trần thế” ở làng Guiaur-Kala thuộc vùng Nukus của Uzbekistan là một tòa lâu đài khá lớn, đứng sừng sững giữa một vùng đất hoang sơ. Tuy nhiên, vì mỗi năm từ trong tường tự rơi ra một viên gạch và con số hao hụt 1 viên gạch mỗi năm này được ấn định duy nhất, không có sự biến thiên nào, cho nên theo thời gian, số lượng các viên gạch của tòa đồng hồ này cũng giảm bớt.
Quá trình đếm ngược thời gian này diễn ra từ bao giờ không ai biết, nhưng số gạch còn lại có thể tính được và cho kết quả gần đúng. Có phỏng đoán cho rằng tác giả công trình đã dự đoán chính xác ngày tận thế, thể hiện qua số lượng gạch xây tường? Cơ chế nào khiến hàng năm, vào một ngày đẹp trời nào đó, 1 viên gạch tự rơi khỏi bức tường mà không do bất cứ lực tác động nào từ bên ngoài?
Nói đến đồng hồ, con người hiện đại thường liên tưởng đến mặt số, kim giờ, kim phút... nhưng đối với những người phương Đông cổ, thời gian không “chạy” mà “trôi” và được tính không phải bằng giờ, phút, giây... mà bằng thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ. Đây đã là một cách tính khó hiểu của người cổ đại, nhưng ít ra cũng có còng trình nghiên cứu lớn và cũng có những lời giải thích khá nhau.
Nhưng quả thực kiểu đếm ngược thời gian kỳ quặc của đồng hồ trần thế này thì họ không sao tin và hiểu được. Có rất nhiều thắc mấc kèm theo những bí ẩn song họ cũng không dám kiểm tra nó. Ngay cả giới tri thức, khoa học địa phương cũng tỏ ra sợ tòa đồng hồ gạch này. Bởi ở đó tương truyền rằng, đã tồn tại một lời nguyền chết choc nếu một ai đụng chạm đến nơi này.
Ám ảnh lời nguyền chết chóc
Tương truyền, đây là lăng mộ của Tamerlane, thủ lĩnh của một bộ lạc hùng mạnh từng tồn tại ở vùng này từ thời cổ xưa. Tamerlane là một vị hoàng đế có xuất thân từ Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ vào thế kỷ 14, người đã chinh phạt phần lớn Tây và Trung Á, và là người sáng lập ra đế quốc Timurid và triều đại Timurid (1370 – 1405) ở Trung Á, một đế quốc đã tồn tại dưới một số hình thức cho đến năm 1857.
Có lẽ ông được biết đến dưới một cái tên Ba Tư phổ biến có nghĩa xấu là Timur-e Lang (tạm dịch là Timur Què), do ông đã bị què sau khi bị thương ở chân trong cuộc chiến. Sau khi kết giao với gia đình của Thành Cát Tư Hãn, ông lấy tên là Tamerlane.
Là người có dòng dõi Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ, ông thấm nhuần văn hóa Ba Tư, khao khát phục hồi đế quốc Mông Cổ. Ông tự cho mình là một ghazi (chiến binh thần của đạo Hồi), nhưng các trận chiến lớn nhất của ông lại chống các quốc gia Hồi Giáo.
Cũng chính ông là người cho xây dựng tòa đồng hồ gạch huyền bí. Nhà vua lấy tòa đồng hồ gạch này là lăng mộ của mình. Lúc lâm chung, ông có lời nguyền sẽ hủy diệt cuộc sống của loài người nếu có kẻ nào động đến nơi yên nghỉ vĩnh hằng của ông.
Người ta còn liên hệ tới một sự kiện lịch sử: ngày 20.6.1941, các nhà khảo cổ Xô Viết khai quật hầm mộ của Tamerlane,chỉ vài giờ sau, phát xít Đức tấn công Liên Xô, gây ra cái chết cho 20 triệu người nước này qua 4 năm chiến tranh khốc liệt. Có thể đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sau sự việc đó, không ai dám động đến nơi yên nghỉ của Tamerlan.
Bí ẩn quanh con số 7
Sự hiện diện của tòa đồng hồ gạch gắn liền với lời nguyền đáng sợ, nhưng nó vẫn thu hút nhiều khách ưa mạo hiểm, ham khám phá miền đất mới Dù thuộc tôn giáo nào, họ đến đây không chỉ được thấy tận mắt “chiếc đồng hồ trần thế” với những viên gạch được gắn kết chằng chịt với nhau và cả những viên đã rơi khỏi bức tường theo năm tháng. Không những thế, họ đến đây còn vì một đức tin mãnh liệt: xếp 7 viên gạch rời thành một chồng và ước nguyện điều gì thì điều ước đó chắc chắn thành hiện thực.
Ngày nay, xung quanh tòa đồng hồ vẫn còn vô số những chồng gạch 7 viên của khách thập phương. Những người đến sau có thể phá những chồng gạch của người đến trước để chồng gạch của mình lên mà không bị ngăn cấm hay phản đối. Mỗi một chồng gạch gồm 7 viên gạch rời này mang theo những ước nguyện khác nhau của mỗi vị khách xếp chúng.
Tại sao “chồng gạch ước nguyện” gồm 7 viên mà không phải là con số nào khác? Có nhiều lý giải khác nhau nhưng có một lời giải thích có thể được xem là thỏa đáng nhất. Đó là vì ở chỗ khu nhà nguyện cho khách hành hương ở gần đấy có đúng 7 ngọn chóp tròn. Khu nhà nguyện này mang tên Shamun - Nabi, một vị thánh được sùng bái ở vùng Trung Á. 7 ngọn chóp tượng trưng cho 7 người con gái của ông.
Tương truyền, Shamun - Nabi còn là một nhà phù thủy linh nghiệm, luôn đem phúc lành cho những ai cần đến sự giúp đỡ. Tiếng tăm của ông vang xa, nhiều người trong cơn khốn cùng đã tìm đến ông nhờ cứu giúp. Những người được giúp đỡ đã đến xếp 7 viên gạch để tạ ơn ông.
Ở gần khu đồng hồ gạch còn có quả đồi Jomard Kassap, cũng được coi là một chốn linh thiêng. Cứ 10 ngày một lần, những người phụ nữ nào gặp khó khăn trong việc sinh con sẽ cùng nhau kéo đến đây cầu khấn. Thủ tục bắt buộc là sau khi khấn nguyện, từ đỉnh đồi, người phụ nữ này phải lăn lien tiếp đúng 7 vòng xuống bên dưới. Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa ngọn đồi này và tòa đồng hồ gạch có một mối liên hệ huyền bí nào đó.
Rụng từng viên gạch báo hiệu ngày cuối cùng của trái đất?
Giả sử tòa đông hồ gạch thật sự là phương tiện đếm ngược thời gian của trần thế, việc tính xem thời gian đó còn bao lâu cũng chẳng khó khăn gì. Một người bình thường cũng có thể thực hiện việc đó với sai số chỉ đến hàng chục. Nhưng thật lạ là cho đến nay vẫn không một ai bắt tay tính đếm. Đặc biệt, chẳng ai có thể khẳng định các viên gạch rời tường chính xác vào thời gian nào trong năm và viên gạch nào sẽ rụng vào năm tới.
Theo tính toán chung, cho đến thời điểm hiện nay, tòa lâu đài đã bị hủy hoại (hay tự hủy hoại?) khoảng 35%-40%, phần chóp tròn ( hình củ hành) và phần lớn bức tường phía bắc đã không còn nữa. Bức tường phía tây tuy còn một vết nứt khá lớn, song trông còn khá vững chắc. Hai bức tường phía nam và đông, theo đánh giá của các chuyên gia, có thể bền vững muôn đời nếu gạch không bị rụng từng viên một bởi một lực tác động vô hình nào đó. Giả sử tòa đồng hồ gạch này đã tồn tại 2.000 năm thì sự tự hủy hoại của nó còn kéo dài 3.000 - 4.000 năm nữa.
Người xưa khi xây dựng công trình này hẳn cho rằng cuộc sống trần gian không trường tồn vĩnh cửu. Ở phương Tây không ít nhà tiên tri đã đưa ra những câu sấm về ngày tận thế, nhưng rất mơ hồ, khiến hậu bối phải đau đầu giải mã với những kết quả khác nhau một trời một vực. Còn nơi đây, ngày cuối cùng của cuộc sống trần gian dường như đã được những người xây dựng công trình biết chắc, vì số lượng gạch là hữu hạn.
Nhờ những nỗ lực của cán bộ văn hóa địa phương, công trình này đã được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa. Du khách cứ việc đến tham quan, chiêm ngưỡng đồng hồ trần thế với lối kiến trúc kì quặc, độc đáo. Nhưng có nguyên tắc bất di bất dịch mà bản thân các vị khách tự đặt ra là: không được lấy bất cứ một viên gạch nào của tòa công trình này về làm kỷ niệm như thường thấy ở các nơi khác. Bởi họ sợ tai ương của lời nguyên sẽ trùm lên họ?
BTV