Thực hư tin đồn Nestlé trốn thuế

Thực hư tin đồn Nestlé trốn thuế

Thứ 7, 17/08/2013 08:22

Sau khi bộ kế hoạch đầu tư lên tiếng việc Nestlé lỗ lũy kế hơn 20% vốn chủ sở hữu, nhưng Nestlé vẫn đầu tư thêm vào Việt Nam, có ý kiến cho rằng Nestlé đang chuyển giá?

Sau khi Bộ Kế hoạch Đầu tư lên tiếng việc Nestlé lỗ lũy kế hơn 20% vốn chủ sở hữu, nhưng Nestlé vẫn đầu tư thêm vào Việt Nam, có khá nhiều luồng thông tin từ báo chí và các chuyên gia ở Việt Nam cho rằng: Nestlé đang có dấu hiệu trốn thuế.

Trên thực tế, giới chuyên gia tại Việt Nam chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh của 1 vài nhãn hàng chủ lực của Nestlé như Nestcafe, bột nêm Maggi mà không nhìn về những thực tại kinh doanh cốt lõi của các tập đoàn đa quốc gia.

Hiện nay, Nestlé đang kinh doanh hàng chục nhãn hàng tại Việt Nam. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm đó đều thành công. Lấy ví dụ như mảng nước chấm, hiện nay, Masan đang là vua ở mảng này khi chiếm đến hơn 80% thị phần. Phần còn lại chia nhỏ cho Maggi và hàng trăm thương hiệu nước chấm khác.

Hay như sản phẩm sữa Milo của Nestlé thì họ đang phải cạnh tranh trực tiếp với những công ty sữa hàng đầu Việt Nam như Vinamilk, FrieslandCampina... chưa kể tới các hãng sữa nước ngoài như Abbott, Dumex...khiến kết quả kinh doanh nhãn hàng này không tốt.

Một điều đáng nói là các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược phát triển rõ ràng và bài bản. Họ không như các doanh nghiệp Việt, tạo ra sản phẩm thương hiệu Việt, nhưng khi thất bại thì sẵn sàng cho khai tử sản phẩm của mình. Hãy nhìn vào Masan Food với bột nên Chinsu đã phải khai tử chính sản phẩm của mình.

Thương hiệu - Thực hư tin đồn Nestlé trốn thuế Nói Nestlé chuyển giá là một sai lầm?!

Nói Nestlé có dấu hiệu chuyển giá có lẽ là sai lầm khá lớn của báo chí và các chuyên gia. Hiện tại doanh thu lớn nhất của Nestlé Việt Nam là từ mảng coffee hòa tàn khi đang dẫn đầu thị phần coffee hòa tan Việt. Nhưng hãy nhìn vào bảng kê khai nhập khẩu nguyên liệu của Nestlé thì họ đang dùng coffee Việt Nam chứ họ không nhập khẩu nguyên liệu coffee nước ngoài. Nestlé hạn chế tối đa nhập nguyên liệu từ công ty mẹ, luôn chủ động dùng nguyên liệu tại mỗi quốc gia họ có mặt và họ không độc quyền nguyên liệu tại Việt Nam.

Có nhiều luồng ý kiến đòi thắt chặt quản lý khối doanh nghiệp FDI để chống chuyển giá. Nhưng đến nay vẫn chưa có 1 cái nhìn rõ ràng thế nào là chuyển giá, thế nào là lỗ thật sự. Nếu cứ tiếp tục kiểu quy chụp như thế này cho các doanh nghiệp FDI thì cuối cùng người bị thiệt là chính người nông dân.

Nếu như các doanh nghiệp FDI quay lưng với nguyên liệu Việt Nam và nhập khẩu nguyên liệu thì chính người Việt Nam bị thiệt.

Chuyên gia Nguyễn Thế Khoa - CEO Ideal Greem & Stardard Coffee

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.