Thuế carbon của EU tác động thế nào đến châu Á?

Thứ 2, 26/02/2024 | 15:32
0
Cơ chế đánh thuế carbon mới của EU có tác động nhẹ tới châu Á trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của một số nhà sản xuất trên chính “lục địa già”.

Phí nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm thâm dụng carbon được kỳ vọng có tác động hạn chế tới biến đổi khí hậu và chỉ có tác động tiêu cực nhẹ tới các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương, theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, dự kiến có hiệu lực vào năm 2026, sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi măng và điện, dựa trên lượng phát thải CO2 trong quá trình sản xuất chúng.

Các khoản phí này nhằm mục đích hạn chế “rò rỉ carbon”, là kết quả của việc những đối tượng gây ô nhiễm chuyển sản xuất từ các quốc gia có quy định nghiêm ngặt hoặc giá carbon cao sang những quốc gia có quy định ít nghiêm ngặt hơn hoặc giá thấp hơn.

Tuy nhiên, mô hình thống kê cho thấy CBAM có khả năng giảm lượng phát thải carbon toàn cầu ít hơn 0,2% so với một cơ chế mua bán khí thải với giá carbon là 100 Euro (108 USD) mỗi tấn và không có thuế carbon.

Đồng thời, các khoản phí này có thể làm giảm khoảng 0,4% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tới EU và khoảng 1,1% xuất khẩu của châu Á sang EU, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của một số nhà sản xuất trong EU, theo Báo cáo Hội nhập Kinh tế Châu Á (AEIR) 2024 được công bố hôm 26/2.

Thế giới - Thuế carbon của EU tác động thế nào đến châu Á?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, dự kiến có hiệu lực vào năm 2026, sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi măng và điện, dựa trên lượng phát thải CO2 trong quá trình sản xuất chúng. Ảnh: Financial Times

“Bản chất phân tán của những sáng kiến định giá carbon theo các lĩnh vực và vùng miền, bao gồm cả CBAM, chỉ có thể hạn chế một phần rò rỉ carbon”, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định.

“Để giảm đáng kể lượng phát thải carbon trên toàn cầu, đồng thời bảo đảm những nỗ lực về khí hậu có hiệu quả và bền vững hơn, các sáng kiến định giá carbon cần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài EU, đặc biệt là châu Á”, ông Park nói.

Các tiểu vùng của châu Á có tỉ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng carbon sang châu Âu lớn hơn, nhất là Trung và Tây Á, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi cơ chế CBAM và hệ thống mua bán khí thải của EU.

Theo báo cáo, với những tác động về phân phối dự kiến, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, cần có các cơ chế khuyến khích phù hợp để thúc đẩy áp dụng rộng rãi việc định giá carbon.

Báo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp khử carbon trong thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lượng phát thải carbon từ những nguồn này đang tăng nhanh hơn so với các nguồn khác và cũng đang tăng nhanh hơn ở châu Á so với các khu vực khác.

Một trong số những khuyến nghị là việc thực hiện các chính sách mục tiêu nhằm khuyến khích mua bán các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu; hỗ trợ các quy định và tiêu chuẩn môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ xanh; và hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng xanh.

Báo cáo tiếp tục kêu gọi hợp tác toàn cầu để xây dựng các khuôn khổ kế toán được chấp nhận rộng rãi nhằm có thể theo dõi lượng phát thải trong các sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.

Trong số những kết luận quan trọng khác, AEIR 2024 cho thấy bất chấp những lo ngại về nguy cơ phân tán toàn cầu, các chuỗi giá trị toàn cầu ở châu Á đã phục hồi tốt sau đại dịch Covid-19.

Trong khi quá trình khu vực hóa các chuỗi giá trị toàn cầu đã tiến triển trong những năm gần đây ở châu Á, báo cáo không nhận thấy dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy việc “hồi hương sản xuất” (reshoring) đang thu hút sự chú ý ở châu Á hoặc trên toàn cầu.

Minh Đức

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.

Những rào cản trên đường xuất khẩu vào thị trường EU

Thứ 4, 27/10/2021 | 08:30
Từ lâu EU luôn được nhận định là thị trường quan trọng với lợi nhuận cao nhưng đầy rẫy rào cản, phần lớn đến từ các quy định ngặt nghèo của khối kinh tế này.

EU cam kết thêm 4 tỷ euro ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 4, 15/09/2021 | 19:00
Liên minh châu Âu hôm 15/9 đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi Mỹ làm nhiều hơn nữa.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.
     
Nổi bật trong ngày

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.