“Thuế VAT tăng từ 10 % lên 12% là tương đối ít”

“Thuế VAT tăng từ 10 % lên 12% là tương đối ít”

Triệu Kiều Chinh

Triệu Kiều Chinh

Chủ nhật, 27/08/2017 06:00

"Việc tăng thuế VAT là xu hướng chung của toàn thế giới và Việt Nam tăng lúc này là hoàn toàn hợp lý, tăng từ 10% lên 12% là tương đối ít". Đó là nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế (Học viện Tài chính).

Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nói về việc này cần nhìn nhận một cách tổng thể về tái cấu trúc lại hệ thống thuế tại Việt Nam mới ra được vấn đề. Ông phân tích hiện nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên có nhiều thay đổi về hệ thống thuế mà ta phải tuân thủ theo.

Tiêu dùng & Dư luận - “Thuế VAT tăng từ 10 % lên 12% là tương đối ít”

Tăng thuế VAT sẽ tác động đến người thu nhập thấp nhiều hơn. 

Trong đó có một số lưu ý, là thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân hiện đã có đề xuất chỉnh sửa theo hướng tăng cường, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và các DN trong nền kinh tế nói chung đẩy mạnh tự chủ, tăng cường đầu tư và tạo điều kiện để DN tư nhân tích lũy và tái sản xuất nên thuế thu nhập DN đã được đề xuất giảm, nhất là DNNVV giảm rất nhiều.

Cụ thể, đối với thuế thu nhập cá nhân từ 7 mức giảm xuống còn 5 mức, so sánh với mức thuế cũ thì thấy mức thuế có giảm đi, mức độ chênh lệch giữa người có thu nhập cao nhất với nhóm dưới đó không nhiều chỉ khoảng 7-8 lần. Điều này thể hiện định hướng về nâng cao mức sống cho người dân nhất là những người có thu nhập cao, sẽ được giảm.

Còn đối với thuế xuất-nhập khẩu, theo cam kết với các nước trong khu vực ASEAN Việt Nam đã hạ thuế chủ yếu là 0% -5%, và một số quốc gia chúng ta tham gia hiệp định song phương và đa phương về cơ bản trong thời gian có hiệu lực cũng sẽ giảm mức thuế xuống theo thỏa thuận, thường từ 0-5%, như vậy 3 loại thuế này đang làm giảm nguồn thu nói chung của ngân sách Nhà nước.

Tiêu dùng & Dư luận - “Thuế VAT tăng từ 10 % lên 12% là tương đối ít” (Hình 2).

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc tăng thuế suất VAT ở thời điểm này là hợp lý.

Ông Thịnh cũng cho rằng việc thuế giá trị gia tăng cũng vậy, hầu hết ở các nước trong khu vực ở mức từ 15 – 16% , còn ở nước ta bình quân khoảng 10%, như vậy thuế VAT đang rất thấp so với các nước ngay cả trong khu vực lẫn các nước phát triển, nên việc tăng lên 12% là điều đương nhiên và có thể tăng cao hơn cho phù hợp. Khi thuế VAT tăng có thể có nhóm mặt hàng thuế suất giảm xuống, có nhóm giữ nguyên và có nhóm tăng lên, như vậy mức bình quân chung sẽ tạo mặt bằng thuế suất là 12%.

Việc tái cơ cấu hệ thống thuế này còn liên quan đến một số thuế khác như thuế tài nguyên thiên nhiên, thuế bảo vệ môi trường hay thuế tiêu thụ đặc biệt cũng phải xem xét cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta hiện nay.

“Việc tăng thuế VAT sẽ không ảnh hưởng tới sản xuất vì đây là thuế gián thu, các DN thu hộ cho Chính phủ, nó sẽ có tác động đến tiêu dùng nhưng người tiêu dùng cũng sẽ không bị thiệt vì thuế VAT có tăng lên 2% là 2% của giá trị gia tăng, không phải lớn.

Thêm nữa, do thuế xuất nhập khẩu giảm, thuế thu nhập cá nhân giảm khiến thu nhập của người dân tăng lên, thuế thu nhập DN giảm nên thu nhập DN tăng vì thế các vấn đề liên quan đến lương thưởng, tiêu dùng của các DN cũng sẽ tăng như vậy cầu về tiêu dùng không giảm. Khi tăng 2% thuế VAT thực tế mức tăng của tổng thuế nền kinh tế thực tế là giảm đi chứ không phải tăng lên”- ông Thịnh cho hay.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, việc tăng thuế VAT là xu hướng chung của toàn thế giới và Việt Nam tăng lúc này là hoàn toàn hợp lý, tăng  từ 10% lên 12% là tương đối ít. Đương nhiên mức tăng cũng phải phù hợp với thu nhập của nền kinh tế nói chung và thu nhập của các tầng lớp dân cư.

Ông Thịnh cũng cho rằng, nói tăng thuế sẽ góp phần nâng cao nguồn thu ngân sách là không đúng, thực tế nếu theo phương án mới tổng thu ngân sách đang giảm và nếu tính toán đúng việc tăng thuế VAT từ 10% lên 12%  có thể làm tăng khoảng hơn 5.000 tỷ đồng nhưng riêng thuế xuất nhập khẩu đã làm giảm hàng chục nghìn tỷ đồng. Nếu có chăng thì bù lại phần nào đó cho nguồn thu ngân sách bị hụt đi do tái cấu trúc lại hệ thống thuế.

Trước nhiều nghi ngại việc tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới tầng lớp bình dân và người nghèo, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định tầng lớp này cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, bởi như đã phân tích sẽ có mặt hàng giữ nguyên, có mặt hàng giảm, có mặt hàng tăng tỷ suất thuế.

“Thông thường những mặt hàng có giá trị lớn, nhu cầu cao sẽ có thuế suất lớn. Thêm vào đó, cùng với thuế VAT còn có thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh thu nhập của người có thu nhập cao.

Tuy có ảnh hưởng tới người lao động nhưng bản thân mức thu nhập cá nhân nâng mức chịu thuế lên, trước đây thu nhập 5 triệu bị đánh thuế thì nay nâng lên 10 triệu, đồng thời mức thuế giảm, về cơ bản mức sống của người dân cao lên, thu nhập người dân lớn hơn nên phần thuế VAT tác động tới không nhiều” – Ông Thịnh nói.

Thiên Di

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.