Đối tượng tham dự gồm một số nhóm sản xuất thủ công nhỏ.
Theo đó, một số doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công vừa và nhỏ từ các làng nghề truyền thống của Việt Nam (Bát Tràng, Duyên Thái-Hà Nội; Bảo Lạc, Nguyên Bình-Cao Bằng…), một số doanh nghiệp địa phương và đại diện một số tổ chức Thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam (Craft Link, Better Day…) và đại diện một số tổ chức quốc tế (Oxfam, UN...).
Trên thế giới, TMCB là một xu hướng, động thái xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi và cơ hội của nhóm lao động kém may mắn khỏi bị lạm dụng sức lao động và tôn trọng quyền lao động và quyền con người.
Mặc dù khái niệm TMCB còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng đã và đang có một làn sóng ứng dụng mạnh mẽ các nguyên tắc TMCB trong kinh doanh. Cho dù được áp dụng trong sản xuất hàng thủ công hay nông nghiệp, TMCB đang trở thành một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ.
Helvetas đã làm việc tại nhiều tỉnh Bắc, Trung, Nam Việt Nam trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp phát triển nông thôn, lâm nghiệp, cải cách hành chính, hỗ trợ thị trường.
Từ 2002, Helvetas bắt đầu hỗ trợ một số nhóm sản xuất thủ công tại Việt Nam xuất khẩu hàng đi Thụy Sỹ để bán tại cửa hàng TMCB của tổ chức tại Thụy Sỹ. Đây là cửa hàng giới thiệu sản phẩm từ hơn 20 nước mà Helvetas đang thực hiện dự án.
Hội thảo do hai chuyên gia hàng đầu về TMCB thúc đẩy. Mitch Teberg, thạc sỹ, tác giả của blog được nhiều người biết về TMCB ,người thực hiện một nghiên cứu tổng thể về những vấn đề liên quan đến TMCB toàn khu vực Đông Nam Á; và Nguyễn Bảo Thoa, chuyên gia TMCB từ Trung tâm Hỗ trợ làng nghề Việt Nam.
Với vai trò là người mua hàng, Helvetas sẽ trích một khoản tiền thưởng TMCB tương đương 5% doanh thu bán cho Helvetas vào một quỹ đầu tư dùng cho các dự án xã hội vì lợi ích của nhà sản xuất và người lao động.
Đến với hội thảo, người tham gia thảo luận sôi nổi về chuỗi cung ứng hàng thủ công, những khuyến nghị giải quyết khó khăn, vấn đề giới trong lao động, và đặc biệt là việc sử dụng khoản thưởng TMCB thế nào cho hiệu quả.
Phan Chính