Phó giám đốc CDC tỉnh Bắc Kạn chia sẻ trên Vietnamnet, sau khi bị chó cắn cách đây 4 năm, người phụ nữ này không được tiêm phòng dại. Gần đây, chị bất ngờ xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường và tử vong với kết quả dương tính virus gây bệnh dại.
BSCKI Mai Thị Thúy, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, cho biết bệnh nhân trú tại xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn.
Cụ thể vào ngày 12/11, chị bắt đầu có dấu hiệu mỏi 2 chân, đau từ đầu gối trở xuống. Bốn ngày sau, chị nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn với lý do không ăn, không ngủ, giật tay chân, hoảng hốt. Bác sĩ chẩn đoán chị bị suy nhược thần kinh, theo dõi rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện rớt dãi chảy ra khóe miệng, đồng tử 2 bên đều phản xạ ánh sáng dương tính, tăng tiết đờm dãi, buồn nôn, nôn khan liên tục, rùng mình từng cơn, sau nặng dần lên.
Tình trạng người bệnh diễn biến xấu nên được chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh rồi chuyển lên bệnh viện tuyến cuối để điều trị. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân đã tử vong sau khi gia đình xin đưa chị về nhà.
Sau hàng loạt biểu hiện bệnh, CDC tỉnh Bắc Kạn đã điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với virus dại.
Trước đó cũng có nhiều trường hợ tử vong do dại. Điển hình cô Cô gái 18 tuổi, tử vong do phát bệnh dại sau hai năm bị chó cắn mà không tiêm phòng dại.
BS. Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, bệnh dại là bệnh lý truyền nhiễm do virus dại lây sang người qua vết cắn của động vật. Virus này có ái tính và đi từ vết cắn vào hệ thần kinh rồi gây viêm nhiễm. Tùy theo vết cắn và vị trí bị cắn mà thời gian di chuyển của virus vào não nhanh hay chậm. Đôi khi có thể 1-3 tháng, thậm chí cả năm. Khi virus dại gây viêm não rồi thì không có thuốc nào điều trị được. Người bệnh chắc chắn sẽ chết sau 2 - 10 ngày.
Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có tỷ lệ bệnh dại cao trên thế giới. Theo báo cáo tổng kết chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại từ 2017-2021, miền Bắc có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất cả nước ( 39%). Ngay tại Hà Nội, hầu như năm nào cũng có người tử vong vì dại.
Trong 5 năm, có đến gần 2,5 triệu người bị cắn và phơi nhiễm với bệnh dại. Con số này cao hơn 30% so với năm 2012-2016.
Khi tổ chức lấy mẫu giám sát chủ động từ chó ốm hoặc có biểu hiện nghi ngờ thì có xấp xỉ 11% số mẫu dương tính với virus dại.
Cho đến thời điểm hiện tại, cách duy nhất để đối phó với bệnh dại là tiêm phòng vắc-xin dại cho người bị cắn, còn khi đã phát bệnh rồi thì không có thuốc nào chữa được. Biểu đồ dưới đây cho thấy một sự thật rõ ràng, nhờ sự hiểu biết của người dân tăng cao lên nên từ năm 1995 cho đến nay, số lượng người tiêm phòng dại tăng lên đã làm tỷ lệ tử vong do bệnh Dại giảm xuống. Nếu không được tiêm vắc xin điều trị dự phòng dại đầy đủ, thì ước tính số lượng chết do Dại có thể lên tới hàng nghìn lượt mỗi năm.
Nếunuôi thú cưng cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng bằng cách tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi. Hơn hết, rọ mõm cho chó khi ra đường.
Khi đã bị chó/mèo hay bất kể con vật nào có thể mang virus dại cắn, cần xem xét đi tư vấn tiêm phòng dại để tránh những cái chết thương tâm.
Chuyên gia huyến cáo khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Trúc Chi (t/h)