Thượng úy công an đánh nhân viên trạm dừng nghỉ bị xử lý hình sự khi nào?

Thượng úy công an đánh nhân viên trạm dừng nghỉ bị xử lý hình sự khi nào?

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 3, 12/11/2019 15:42

Luật sư cho rằng, dù với động cơ, mục đích là gì, nhưng việc Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt sai con trai lấy đồ ăn không trả tiền, đến khi bị nhắc nhở thì đánh nhân viên trạm dừng nghỉ Hải Đăng là hành vi trái pháp luật; nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sau sự việc nữ Đại úy công an Lê Thị Hiền “đại náo” sân bay, dư luận tiếp tục được một phen xôn xao khi trên mạng xã hội xuất hiện clip Thượng úy công an sai con trai lấy đồ nhưng không trả tiền, đến khi bị nhắc nhở thì đánh nhân viên trạm dừng nghỉ Hải Đăng (tại xã Tân Phú, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).

Góc nhìn luật gia - Thượng úy công an đánh nhân viên trạm dừng nghỉ bị xử lý hình sự khi nào?

Thượng uý Nguyễn Xô Việt bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi đánh nhân viên bán hàng.

Danh tính người này nhanh chóng được xác định là Thượng úy Nguyễn Xô Việt (SN 1984, công tác tại Công an thị xã Phổ Yên). Sau sự việc, Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với cán bộ này.

Luật sư Nguyễn Thanh Sơn - VPLS Thành Sơn & Đồng sự cho rằng: Hành vi được đăng tải trên mạng xã hội ngày 11/11 vừa qua của Thượng úy Nguyễn Xô Việt trước hết phải khẳng định là hành vi trái pháp luật, dù với động cơ, mục đích và với nguyên nhân nào. Bởi, từ hình ảnh clip cho thấy Thượng úy Việt là người hành hung trước chứ không phải là chống trả do bị người khác tấn công.

Theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tòa xã hội... thì đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, cụ thể là hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác có thể bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra nếu thuộc trường hợp thương tích nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Góc nhìn luật gia - Thượng úy công an đánh nhân viên trạm dừng nghỉ bị xử lý hình sự khi nào? (Hình 2).

Luật sư Nguyễn Thanh Sơn - VPLS Thành Sơn & Đồng sự

Luật sư Sơn cho rằng: Chỉ qua hình ảnh trên clip thì không thể khẳng định được toàn bộ diễn biến sự việc, nhưng từ dư luận cho thấy đã làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của người chiến sỹ Công an nhân dân.

“Bởi hành vi đánh người tại nơi công cộng đối với một người bình thường cũng có thể gây ra sự bất bình, bức xúc cho những người xung quanh. Nhưng hành vi này lại do một cán bộ ngành công an, là những người được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn, trật tự xã hội thực hiện thì lại càng gây ra phản ứng tiêu cực”, luật sư Sơn nói.

Qua sự việc trên và nhiều sự việc khác tương tự đã xảy ra cho thấy cần phải có chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn đối với các hành vi gây rối trật tự mà có xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của người khác.

Tuy nhiên trong dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định số 167/2013/NĐ-CP vẫn chỉ dự kiến quy định xử phạt hành vi như trên ở mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Sơn cho rằng, cần phải quy định mức phạt nặng hơn trong Nghị định sửa đổi. Đồng thời phải có hình thức xử phạt bổ sung phù hợp đối với những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành, cơ quan, đơn vị nơi họ công tác mới đảm bảo được sự nghiêm minh và hạn chế tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.

Cũng trả lời PV Báo Người Đưa Tin, Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: Hành vi của Thượng úy Nguyễn Xô Việt hành vi trái quy định pháp luật khi có hành vi cố ý gây thương tích cho nhân viên trạm dừng nghỉ Hải Đăng.

Góc nhìn luật gia - Thượng úy công an đánh nhân viên trạm dừng nghỉ bị xử lý hình sự khi nào? (Hình 3).

 Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

Hành vi của thượng úy Việt đã vi phạm các quy định về đạo đức, phẩm chất người chiến sĩ Công an nhân dân. Việc này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành công an.

Hơn nữa, Thượng úy Việt còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Theo luật sư Tùng phân tích, hành vi đánh người chỉ vì mẫu thuẫn rất nhỏ, tranh cãi giữa hai bên là có tính chất côn đồ (điểm i Khoản 1 Điều 134) nếu thương tích của người bị nạn được xác định có % thương tích, với khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài trách nhiệm nêu trên, Thượng úy Việt còn phải chịu trách nhiệm bồi thường  dân sự cho nhân viên bị đánh. Việc bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận khoặc áp dụng quy định tại Điều 590 BLDS năm 2015 như: Bồi thường các chi phí khám chữa, điều trị vết thương; Bồi thường tổn thất về mặt tinh thần khi xâm hại sức khỏe người khác (không quá 50 lần mức lương cơ sở);…

Luật sư Tùng nói thêm: Hiện nay, có rất nhiều luồng thông tin như Thượng úy Việt là con trai của PGĐ công an tỉnh Thái Nguyên hay thượng úy Việt đã gây tai nạn nghiêm trọng trước kia thì nay đã được chính PGĐ công an tỉnh Thái Nguyên – Đại tá Nguyễn Văn Vui đã khẳng định đó là thông tin sai sự thật. Do đó mà người dân, cộng đồng mạng cần phải lựa chọn những thông tin có nguồn gốc chính xác, tránh trường hợp hiểu sai, hiểu lầm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.