Thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, đi khám ung thư ngay kẻo muộn

Thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, đi khám ung thư ngay kẻo muộn

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 28/05/2021 06:03

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đổ mồ hôi ban đêm thì bạn chớ coi thường bởi đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư.

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường, giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và loại bỏ các độc tố bên trong. Tuy nhiên, liên tục bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm thì đó là một hiện tượng bất thường cần được tìm hiểu nguyên nhân để điều trị.

Đáng chú ý, đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là triệu chứng của ít nhất 6 loại ung thư khác nhau. Tiến sĩ Mehmet Oz, phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật tại đại học Columbia, kiêm Giám đốc Viện Tim, trung tâm Y tế Columbia (Mỹ), cho biết đổ mồ hôi ban đêm do ung thư thường kéo dài dai dẳng, làm ướt đẫm cả người, quần áo, ga giường… chứ không thỉnh thoảng xuất hiện như do mãn kinh.

Cụ thể, những loại ung thư có thể gây đổ mồ hôi đêm bao gồm:

- U trung biểu mô

U trung biểu mô là ung thư ở phần màng bảo vệ xung quanh tất cả các cơ quan nội tạng, xảy ra nhiều nhất ở màng phổi, nhưng cũng có thể bắt đầu từ khoang bụng và xung quanh tim.

Bất kể nó có nguồn gốc từ đâu, các tế bào ác tính từ u trung biểu mô có thể xâm lấn và gây tổn thương các mô lân cận. Tế bào ung thư cũng có thể di căn hoặc lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Thông thường, khi u trung biểu mô được chẩn đoán, bệnh đã tiến triển. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 5% đến 10%. Hầu hết các bệnh nhân có u trung biểu mô tử vong do hậu quả của suy hô hấp hoặc viêm phổi. Một số bệnh nhân bị tắc ruột non khi khối u phát triển qua cơ hoành. Một số ít tử vong do các biến chứng tim khi khối u xâm nhập vào tim và màng ngoài tim (màng mỏng bao quanh tim).

Theo thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân u trung biểu mô giai đoạn đầu bị sốt hoặc đổ mồ hôi đêm. Và triệu chứng này thường phổ biến ở giai đoạn cuối, khi ung thư bắt đầu di căn khắp cơ thể. Sốt có thể là dấu hiệu cơ thể đang chống lại các tế bào ung thư.

-Ung thư hạch:

Ung thư hạch bạch huyết thường dẫn đến sốt do các tế bào ung thư hạch sản sinh ra các chất hóa học khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, từ đó gây đổ mồ hôi đêm.

-Ung thư máu (bệnh bạch cầu)

Bệnh bạch cầu cũng diễn ra theo mô hình tương tự. Khi bị bệnh bạch cầu, số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể suy giảm. Do đó, người bệnh có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng. Để chống chọi với nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể sẽ tự động tăng lên. Từ phản ứng này, các cơn sốt và đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra.

-Ung thư gan

Tiến sĩ David Beatty từ đại học California (Mỹ) cho biết các khối u gan lớn có thể sử dụng hết lượng đường trong máu, khiến lượng đường trong máu giảm. Khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, cơ thể bệnh nhân sẽ sản xuất adrenaline dư thừa, có thể dẫn đến đổ mồ hôi.

-Khối u carcinoid

Khối u carcinoid là các thể ung thư bất thường tiến triển chậm. Khối u thường xuất phát từ nhiều cơ quan trong cơ thể, chủ yếu là từ đường tiêu hóa như dạ dày, ruột non, đại tràng, ruột thừa, trực tràng,... nhưng cũng có thể từ phổi, buồng trứng và tinh hoàn,...

U carcinoid có thể sản xuất và phóng thích các hormone vào cơ thể, từ đó gây ra các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, đổ mồ hôi và đỏ mặt,… Các triệu chứng có thể tương tự như các triệu chứng của mãn kinh hoặc hen suyễn. Ví dụ, có thể có những lúc da đột nhiên đỏ và nóng lên, khó thở hoặc tim đập nhanh.

-Ung thư xương:

Ung thư xương là ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: Tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường biểu hiện ở vị trí xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay. Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ vú, phổi..). Một trong những triệu chứng ít biết của ung thư xương là đổ mồ hôi ban đêm.

Tuy nhiên, đổ mồ hôi ban đêm không phải là triệu chứng duy nhất của bệnh nhân ung thư. Các triệu chứng đi kèm có thể là sụt cân, mệt mỏi, bầm tím không rõ lý do và tất nhiên là sốt.

Đời sống - Thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, đi khám ung thư ngay kẻo muộn

Ngoài ung thư, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi ban đêm. (Ảnh minh họa)

Và mặc dù đổ mồ hôi ban đêm là triệu chứng của một số loại ung thư nhưng chúng cũng có thể xảy ra vì những lý do khác như:

- Hạ đường huyết

- Thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

- Tăng hormone và lưu lượng máu khi mang thai

- Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh lao và viêm nội tâm mạc.

- Chứng hyperhidrosis (hội chứng tăng tiết mồ hôi) vô căn, một tình trạng khiến cơ thể bạn thường xuyên tiết quá nhiều mồ hôi mà không có nguyên nhân y tế hoặc môi trường.

- Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hormone và thuốc hạ sốt

- Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp

-Các nguyên nhân khác như: Lo lắng, tâm lý bị xúc động mạnh, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, tập thể dục trước khi đi ngủ, …

Nói chung đổ mồ hôi liên tục vào ban đêm là cách cơ thể thông báo có thể có điều gì đó không ổn. Nếu ung thư là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm, chúng thường chấm dứt sau khi bệnh được điều trị. Tìm cách điều trị càng sớm, cơ hội thuyên giảm bệnh càng cao. Điều quan trọng là không được trì hoãn việc thăm khám và điều trị.

Minh Hoa (t/h)

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.