Theo báo cáo, lúc 6h45 ngày 15/11, nước hạ lưu nhà máy bắt đầu dâng cao đến EL 54,45 m (do sạt lở tại bậc tiêu năng hạ lưu).
Đất cát vùi lấp nhà máy thủy điện An Khê.
Lúc 7h45, trưởng ca xin A0 dừng máy H1 vì mực nước hạ lưu tiếp tục lên (mưa lớn kênh xả tiếp tục lở).
Khi mưa tạnh, mực nước hạ lưu xuống (EL 53,5m).
8h25 trưởng ca xin lệnh A0 lên H1 để lấy bớt bồi lắng do sạt lở kênh xả.
Lúc 10h20, hệ thống thông tin liên lạc của VNPT (điện thoại và Fax) bị sét đánh cháy.
Thông tin liên lạc tại nhà máy thông qua điện thoại nội bộ của ngành và điện thoại di động.
Lúc 11h48, mực nước hạ lưu tiếp tục lên nhanh (EL 54,80m), trưởng ca thực hiện việc dừng H1 và H2. Lúc này, nước tiếp tục dâng cao do kênh xả sạt lở lớn, Nhà máy thủy điện An Khê đã triển khai tất cả các biện pháp để ngăn ngừa nước vào nhà máy.
Lúc 13h03, Trạm điện 220KV bị ngập, trưởng ca xin lệnh A3 cô lập trạm.
Lúc 14h21, do nước Trạm điện 220KV giảm nên trưởng ca xin A3 cấp điện lại máy biến áp T2 cấp nguồn tự dùng để vận hành bơm chống ngập lụt.
Lúc 15h, chiều cùng ngày (15/11) trời mưa to nước chảy rất mạnh, đê phòng lũ 1A bị vỡ, nước lớn vượt qua toàn bộ nhân lực và vật lực để phòng chống các dòng nước từ phía thượng lưu có xu hướng đổ về nhà máy.
Đến lúc 19h35, nước phía thượng lưu nhà máy chảy với tốc độ rất lớn, làm sập cửa vào nhà máy phía thượng lưu dù trước đó đã được gia cố.
Đất cát vùi lấp nhà máy thủy điện An Khê
Lúc này nước chảy mạnh cuốn theo đất, đá và cát vào trong nhà máy, trưởng ca thực hiện việc cắt máy 272 và 274 khẩn cấp. Sau đó nước tiếp tục dâng cao và tràn vào nhà máy khiến toàn bộ hệ thống máy móc tê liệt, ngừng hoạt động hẳn.
Theo Vietnamnet.vn