Thủy điện

Thủy điện "mini" - Bài cuối: Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động

Thứ 4, 08/11/2023 | 07:00
1
Cân đo lợi ích về năng lượng với các yếu tố tiêu cực có nguy cơ nảy sinh trong việc xây dựng các thủy điện “mini” cần được các cơ quan chức năng thống kê, tính toán phù hợp với lợi ích chung, lâu dài của toàn xã hội.
Mặc dù việc phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ có nhiều mặt tích cực, tuy nhiên hệ lụy phía sau lại vô cùng khủng khiếp. Một số tỉnh miền Trung đang phải oằn mình gánh chịu hệ lụy, mỗi khi mùa lũ về. PV Người Đưa Tin đã vào cuộc tìm hiểu ghi nhận thực tế, lấy ý kiến người dân, chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước để có cái nhìn toàn cảnh, chỉ ra bất cập và tìm lời giải cho một bài toán khó.

Xử phạt nghiêm hành vi chiếm dụng đất

Trên địa bàn Nghệ An hiện có 32 dự án thủy điện lớn, nhỏ với tổng công suất 1.359,9MW được chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng. Trong đó có 22 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động với tổng công suất 934,9 MW. Các dự án đang được triển khai xây dựng nhà máy thủy điện đã lấy đi 5.687 ha đất rừng, 1.733,3 ha đất sản xuất nông nghiệp và hơn 1 nghìn ha đất khác.

Mới đây nhất, vào ngày 22/8/2023, UBND huyện Con Cuông đã ra quyết định xử phạt chủ đầu tư dự án thủy điện Suối Choang là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện MECO 30 triệu đồng vì hành vi chiếm đất.

Nguyên do là bởi công ty này đã có hành vi chiếm dụng hàng nghìn m2 đất mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Bao gồm: Đập dâng 3.536m2, nhà máy 475m2, trạm trộn 25m2, nhà bếp 50m2, nhà công vụ 151m2; với tổng diện tích đã chiếm là 4.237m2.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây Sở Công Thương Nghệ An cũng đã có công văn đề nghị Sở TN&MT làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của tổ chức, cá nhân có liên quan và vi phạm của chủ đầu tư đối với lĩnh vực đất đai. Bởi, hiện nay dự án chưa hoàn thành các thủ tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết: “Hiện tại, Sở đang phối hợp với các ban ngành liên quan tập trung hoàn thiện hồ sơ cho doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các bên liên quan làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra vấn đề trên”.

Nhận diện những nguy cơ

Theo thống kê của Sở Công Thương Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có 11 công trình thủy điện gồm: Trung Sơn (260MW), Thành Sơn (30MW), Bá Thước 1 (60MW), Bá Thước 2 (80MW), Cẩm Thủy (28 MW), Cửa Đạt (97 MW), Dốc Cáy (15MW), Bãi Thượng (6 MW), Xuân Minh (15MW), Trí Nang (5,4MW), Trung Xuân (10,5MW). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có thủy điện Hồi Xuân hiện đang trong giai đoạn xây dựng, chậm tiến độ chưa hoàn thành.

Dân sinh - Thủy điện 'mini' - Bài cuối: Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động

Nhà máy thủy điện Bá Thước 1.

Ông Nguyễn Việt Huy, Trưởng phòng quản lý năng lượng, Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 11 công trình thủy điện, phần lớn là thủy điện vừa và nhỏ. Các thủy điện này chủ yếu phân bố trên dòng sông Mã, sông Chu. Đây là thủy điện bậc thang, vận hành theo quy trình liên hồ chứa. Ngoài thủy điện Trung Sơn và Cửa Đạt, các thủy điện còn lại đều không có hồ chứa hoặc hồ chứa rất nhỏ.

Năm 2023, trước mùa mưa lũ, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa và có nhiều văn bản chỉ đạo chủ đầu tư dự án thủy điện vận hành đảm bảo an toàn, đặc biệt trong mùa mưa lớn, dễ xảy ra nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Cụ thể, ngày 8/3/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn hồ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sở Công Thương Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị chuẩn bị, bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có sự cố do mưa lũ gây ra. Đồng thời, khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ quét và các tình huống khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Theo ông Huy, từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương Thanh Hóa và phòng Quản lý năng lượng đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quy trình vận hành của một số công trình thủy điện trên địa bàn. Kết quả, chưa phát hiện đơn vị vi phạm quy định, phương án được phê duyệt. Tuy nhiên, có một số tồn tại, hạn chế, cơ quan quản lý Nhà nước đã nhắc nhở, đề nghị đơn vị hoàn thiện đảm bảo tối đa theo yêu cầu.

Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, tuy có các lợi ích kinh tế, góp phần cung cấp đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, thế nhưng với công suất không lớn như Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy khoảng 30MW, Thủy điện Bá Thước 1,2 trên dưới 50MW... cung cấp lượng điện hạn chế nhưng xuất hiện một số bất cập.

Về tác dụng điều tiết lũ, cơ bản các thủy điện nhỏ hoạt động không hồ chứa, vì vậy các thủy điện này gần như không có khả năng tích nước cắt lũ, hoặc trữ nước. Trong khi đó, các nhà máy này có nguy cơ tích nước mùa khô để phục vụ hoạt động sản xuất điện cho nhà máy, từ đó xung đột với lợi ích phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho bà con ở hạ du trong mùa khô.

Ông Phạm Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết, với chức năng giám sát, từ khi Thủy điện Cẩm Thủy 1 đi vào hoạt động từ năm 2018, hàng năm phía công ty và địa phương luôn duy trì các kênh liên lạc thường xuyên để kịp thời năm bắt thông tin, đồng thời cũng tổ chức nhiều đợt diễn tập phòng ngừa các nguy cơ phát sinh liên quan tới các sự cố.

Theo ông Vũ, việc xuất hiện công trình thủy điện mini cùng khiến địa phương phải liên tục theo dõi sát sao, đồng thời đề nghị phối hợp điều tiết lưu lượng nước phục vụ tưới tiêu cho bà con, nhất là trong mùa khô. “Tại các thời điểm mùa khô, chúng tôi thường xuyên trao đổi với phía nhà máy để cân bằng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải điều tiết lượng nước xả phục vụ tưới tiêu cho bà con ở phía hạ lưu”, ông Vũ cho biết.   

Việc xây dựng dày đặc các thủy điện mini ngoài cản trở trong hành lang thoát lũ còn gây cản trở lớn trong hoạt động giao thương bằng đường thủy về chiến lược lâu dài. Thực tế, tại Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy, trong quá trình thiết kế vẫn trừ một khoảng hành lang hẹp, dùng cho các phương tiện nhỏ lưu thông. Theo chia sẻ từ nhà máy, tại hành lang này các phương tiện đi qua phải đăng ký mất khoảng hàng giờ đồng hồ để phía nhà máy có thể tiến hành các biện pháp kỹ thuật trung chuyển phương tiện qua.

Về mặt môi trường sống tự nhiên, vì quy mô nhỏ, không hồ chứa nên sự ảnh hưởng tới các khu vực môi trường xung quanh là chưa rõ nét. Tuy nhiên, việc ngăn dòng về lâu dài cũng sẽ có nguy cơ làm biến đổi căn bản những hoạt động, tập tính sinh sống của một số loại di cư.

Nhóm PVMT

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) đánh giá, miền Trung có địa hình hẹp, dốc, dễ bị xói mòn và thường bị chia tách bởi nhiều nhánh sông. Trong khi đây là vùng thường xuất hiện bão, gió nóng, hạn hán, mưa to bất thường... các nhà máy thủy điện nhỏ không có khả năng điều phối liên hồ chứa. Nên khi thủy điện trên đầu nguồn mất kiểm soát, mưa bao nhiêu xả bấy nhiêu thì tất cả các thủy điện bên dưới đều bị động, phải xả ra lượng nước lớn hơn, bao gồm nguồn nước lũ và nguồn nước tích lũy từ trước trong hồ chứa. Vì vậy, phát triển quá nhiều thủy điện quy mô vừa và nhỏ cũng cần xem xét kỹ lưỡng.

Thủy điện "mini" - Bài 2: Dân khổ trăm bề do gánh chịu những hệ lụy

Thứ 5, 02/11/2023 | 10:28
Việc các nhà máy thủy điện “mọc lên” đã ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trên địa bàn, mặc dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng hệ lụy vẫn còn đó khiến người dân khốn khổ.

Thủy điện "mini"- Bài 1: Xả lũ giữa đêm, dân khốn khổ oằn mình chống lụt

Thứ 4, 01/11/2023 | 09:34
Mưa quá lớn, nước dồn dập trên thượng nguồn chảy về, các nhà máy thủy điện đồng thời xả lũ đã khiến cho hàng nghìn hộ dân bị ngập chìm trong “biển nước”.
Cùng tác giả

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Hàng trăm hộ dân miền núi Thanh Hóa hiến đất, đập nhà để mở đường

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:09
140 hộ dân tại huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) tự nguyện hiến đất, tài sản để mở rộng đường, giúp dự án triển khai thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Thiếu nữ khoe sắc bên ruộng lúa bậc thang ở Pù Luông

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:49
Khi lúa tại các thửa ruộng bậc thang ở Khu du lịch Pù Luông (Thanh Hóa) vào vụ chín cũng là lúc du khách về đây du lịch, ngắm cảnh, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm

Trại nuôi 30.000 con lợn ở Thanh Hóa gây hôi thối, ảnh hưởng tới dân

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:36
Trại chăn nuôi 30.000 con lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri – Vina ở huyện Lang Chánh, (Thanh Hoá) gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân địa phương.

Thông tin mới vụ đối tượng "vượt ngục" về quê làm chế độ thương binh

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:47
Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định chấm dứt chế độ, truy thu 208 triệu đồng với ông Nam – người “vượt ngục” trở về quê làm chế độ thương binh
Cùng chuyên mục

Bộ Lao động cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động qua Australia

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:01
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Xử phạt 2 tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:00
Tàu cá bị phạt có thời gian mất kết nối giám sát hành trình khi đang hoạt động trên biển hơn 10 ngày và không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.
     
Nổi bật trong ngày

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...