Theo trang mạng "Strategy Page" Mỹ , loại máy bay chiến đấu dòng MiG-21 được Trung Quốc chế tạo dựa trên bản vẽ thiết kế nguyên bản của Nga đã có lịch sử gần 50 năm.
Vào năm 1964, Trung Quốc bắt đầu được phép sản xuất máy bay chiến đấu MiG-21, và sau đó đã sử dụng thời gian 10 năm để cải tạo máy bay chiến đấu MiG-21 thành máy bay chiến đấu J-7 và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Tổng sản lượng máy bay chiến đấu J-7 đã vượt 2.400 chiếc.
Bài báo chỉ ra, phiên bản sớm của máy bay chiến đấu J-7 không bằng máy bay chiến đấu MiG-21 về chất lượng, bởi vì Nga từ chối chuyển nhượng công nghệ sản xuất loại mới nhất của máy bay được thiết kế từ thập niên 1950 này.
Đến thập niên 80 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất mới có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu MiG-21.
Nhưng người Nga hoàn toàn không cảm thấy không lo ngại về vấn đề này, bởi vì vào năm 1985 Nga đã dừng sản xuất loại máy bay chiến đấu này, tổng sản lượng trước đó đã trên 11.000 chiếc. Từ đó, nếu muốn mua máy bay chiến đấu MiG-21, thì chỉ có thể mua máy bay chiến đấu J-7 do Trung Quốc sản xuất.
Mig 21 là loại tiêm kích đánh chặn thế hệ 3 với cánh delta đặc trưng. Đây là tiêm kích thành công nhất trong thực chiến của Liên Xô cũng như của lịch sử hàng không quân sự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. MiG-21 trở thành loại máy bay “ba nhất” của dòng máy bay chiến đấu thế hệ ba với các danh hiệu: số lượng nhiều nhất, tham chiến nhiều nhất và sử dụng lâu nhất.
MiG 21 - 2000 sau khi nâng cấp buồng lái
Trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam, Én bạc MiG-21 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bầu trời tổ quốc trước các cuộc leo thang đánh phá miền Bắc của Không quân Mỹ.
MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam. Đây là một trong số những máy bay tiên tiến nhất thời gian đó; tuy nhiên, rất nhiều phi công xuất sắc của KQND Việt nam lại thích lái Mig-17 hơn, do tải trọng lực nâng của cánh lớn trên MiG-21 khiến nó mất đi độ cơ động so với MiG-17.
Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển.
MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kíchF-105 Thunderchief rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.
Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền năm 1968, tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam dần dần đã dẫn đến việc Không quân Mỹ phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến đặc biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN (một bộ phim có cùng tiêu đề do tài tử Tom Cruise thủ vai đã gây sốt nhiều năm).
Chương trình này mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm Mig-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công, người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
MigG Lancer của Israel
KQND VN ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công và bắn hạ pháo đài bay B-52 đang bay quanh Hà Nội trong Chiến dịch LineBecker II ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam mùa đông năm 1972. KQVN tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này cho đến thời điểm năm 2013.
Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20/11/1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21MF bắn rơi tại chỗ vào ngày 27/12/1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28/12, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52.
MiG 21 của Nga
Mặc dù tuổi đời cao nhưng về tốc độ, MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Tuy nhiên, MiG-21 giờ đã già nua với hệ thống điện tử, yếu kém về vũ khí là điều không thể tránh khỏi đối với tiêm kích huyền thoại này.
Dù Nga đã loại Mig-21 ra khỏi biên chế nhưng nhiều quốc gia: Việt Nam, Angola, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Bulgaria, Campuchia, Croatia, Cuba, Ai Cập, Ethiopia, Guinea, Lào, Iran, Lybia, Madagasca, Mông cổ, Mozambique, Pakistan, Nigeria, Triều Tiên, Romania, Serbia, Sudan, Syria… Kể cả các quốc gia lớn như Trung Quốc, Ấn Độ thì Mig-21 vẫn là một trong những máy bay tiêm kích đánh chặn chủ lực.
MiG của Việt Nam
Để tiếp tục duy trì dòng máy bay này, đã có nhiều nỗ lực nâng cấp để dòng máy bay thế hệ 3 này có những tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 4, thậm chí là 4++. Đáng kể nhất phải kể đến việc Ấn Độ nâng cấp 128 chiếc Mig-21 bis lên chuẩn Mig-21 Bison và sẽ phục vụ đến 2015. Israel cũng đưa ra gói nâng cấp 114 chiếc Mig-21 lên thành Mig-21 Lancer cho Không quân Rumania và gói nâng cấp Mig-21-2000 dành cho một số quốc gia khác.
Đặc biệt, Nga đưa ra gói nâng cấp lên tiêu chuẩn Mig-21-93 với việc cung cấp hệ thống điện tử hàng không (lắp radar xung doppler Kopyo vốn sử dụng trên Mig-29; radar này cho phép máy bay sử dụng hỏa lực ở phạm vi lớn hơn với vũ khí hiện đại hơn như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Vympel R-77). Hệ thống điện tử hàng không nâng cấp cũng tăng cường khả năng sống sót của máy bay, tăng năng lực giao chiến với máy bay chiến đấu đối phương. Những những cấp khác như lắp đặt một HUD hai màn hình hiển thị, mũ hiển thị mục tiêu trước mặt phi công và hệ thống điều khiển bay tiên tiến.
Tường Bách