Cùng lúc, Viện Chiến lược có trụ sở tại Washington cũng cho biết J-31 có tiềm năng để trở thành một máy bay chiến đấu tàng hình trên tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Zhang cho biết không chắc chiếc máy bay tàng hình này có phục vụ trên chiếc tàu sân bay Trung Quốc hay không.
Không giống như J-20 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô thiết kế, J-31 chưa bao giờ nằm trong một chương trình phát triển dành cho quân đội Trung Quốc, Zhang nói.
Như Kiêu Long hoặc Thần sấm (Xiaolong FC-1/JF-17) - loại máy máy bay chiến đấu đa năng được Trung Quốc và Pakistan phối hợp thiết kế, J-31 rất có thể là một chiến đấu cơ dành để xuất khẩu cho các đồng minh của Trung Quốc và các đối tác chiến lược, trong đó có thể bao gồm các nước như Bắc Triều Tiên và Iran. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc là một thay thế rẻ hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ cho các nước phát triển.
Hiện nay, J-31 được cho là đã sử dụng biến thể của động cơ Klimov RD-93 của Nga giống như động cơ đã được lắp trên JF-17/FC-1 hợp tác giữa Trung Quốc và Pakixtan. Biến thể được lựa chọn này có thể là loại RD-93MA có lực đẩy mạnh hơn đạt 9300kg so với 8300kg của động cơ chuẩn trang bị cho máy bay MiG-29 và JF-17. Việc lựa chọn cấu hình sử dụng hai động cơ được cho là để phát triển một dự án trong tương lai-biến thể máy bay bố trí trên tàu sân bay nhằm bổ sung/thay thế cho J-15.
Tóm lại, dường như J-31 được thiết kế làm máy bay tiêm kích có khả năng tấn công tốt, có thể sẽ nhỉnh hơn một chút so với loại TYPHOON Tranche 2 chứ không phải là loại RAFAL F3. Trên thực tế, điều này có cảm giác rằng Không quân Trung Quốc cần có một số phương tiện bay lớn hơn nữa có thể đảm nhận vai trò tấn công.
Tường Bách