Tiềm năng ngành Dược như thế nào?
Các chuyên gia hàng đầu cho biết, thị trường dược phẩm của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng hết sức tích cực. Doanh thu của thị trường trong nước năm 2017ước tính tăng khoảng 10% so với năm 2016 và sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, khi đạt khoảng 5,2 tỷ USD (theo BMIBusiness Monitor International).
Trong khi đó, dân số nước ta gia tăng nhanh, đời sống của người dân ngày một nâng cao sẽ kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc ngày một lớn. Trong năm 2005, Việt Nam đã chi tiêu (bình quân đầu người) dành cho thuốc vào khoảng 9,85 USD, con số này đã lên đến khoảng 22,25 USD vào năm 2010, đến năm 2015 đã đạt 37,97 USD( tức là tăng gần gấp đôi).
Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc của nước ta hàng năm đạt 14,6% (năm 2010-2015). Các chuyên gia hàng đầu đều nhận định rằng, chỉ số này luôn có thể được duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025. Hơn nữa, mức chi tiêu dành cho thuốc tại Việt Nam (theo đầu người) sẽ còn có thể tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm 2020, và đến năm 2025 sẽ đạt đến khoảng 163 USD.
Nhân lực ngành Y Dược “vừa thừa vừa thiếu”
Tuy có tiềm năng lớn, nhưng nhân sự ngành Dược vẫn trong tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Dù cho ngành Y Dược học luôn nằm trong top những ngành có điểm đầu vào cao hơn so với rất nhiều những ngành khác.
Cụ thể nhân lực ngành dược của nước ta hiện nay còn rất nhiều những hạn chế, đặc biết là về ngoại ngữ và chuyên môn. Chính điều đó là đã làm giảm đi cơ hội nghề nghiệp, bên cạnh đó nó còn tác động tiêu cực đến việc đầu tư mở rộng của doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài có trung tâm nghiên cứu, đặt trụ sở tại Việt Nam.
Chính vì vậy, sự chuẩn bị nguồn nhân lực đủ cả tài và đức cho lĩnh vực y tế nói chung, ngành dược của nước ta nói riêng là hết sức cấp bách. Đó là khuyến cáo của những chuyên gia hàng đầu nước ta về thực trạng nguồn nhân lực của ngành y tế nói chung, ngành dược nói riêng hiện nay.
Để thực hiện những yêu cầu đó, những Trường Đại học Y Hà Nội, Đại Học Dược Hà Nội, hay Đại học Y Dược TP. HCM… cần đẩy mạnh chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế. Ở khối Cao đẳng, những Cao đẳng Y tế Hà Hội, Cao đẳng Dược TP. HCM, Cao đẳng Vật ký trị liệu TP. HCM, Cao đẳng Xét nghiệm TP. HCM… cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực của ngành Y tế hiện nay.
Thuý Lành