Chia sẻ với Zing.vn, bệnh nhi đầu tiên tử vong vì SXH là bé gái 7 ngày tuổi, ngụ tại xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây. Bé nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài và tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhi tử vong là bé Đ.N.T.T (23 tháng tuổi, ngụ huyện Cái Bè).
Theo trung tâm Kiểm soát bệnh tật, bé gái phát bệnh ngày 24/10 với triệu chứng sốt, ho, nổi bóng nước trong miệng, loét miệng và được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy (Tiền Giang) khám và điều trị ngoại trú 1 ngày.
Đến ngày 25/10, tình hình bé vẫn không giảm nên người nhà đưa bé trở lại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy khám và điều trị. Qua điều trị 2 ngày, bệnh của bé diễn tiến nặng với biểu hiện khó thở co kéo cơ hô hấp, tim đều nhanh, mạch nhanh, phải thở oxy, truyền dịch, kháng sinh. Các bác sĩ chẩn đoán: Suy hô hấp cấp, viêm phổi nặng.
Ngày 26/10, người nhà xin chuyển bé đến bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Tuy nhiên, khi đang trên đường chuyển viện gần đến TP. Mỹ Tho, bé khó thở, tím tái nên người nhà đưa bé đến bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu. Tại đây, mặc dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhi đã tử vong với chẩn đoán: Suy hô hấp, mắc bệnh tay chân miệng độ IV.
Vietnamnet đưa tin, theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang, cuối tháng 10, toàn tỉnh có hơn 2.360 trường hợp mắc TCM. Các huyện có số ca mắc cao là Cái Bè, Cai Lậy và Gò Công Đông, hơn 1.570 ca SXH, chủ yếu tại các huyện Cái Bè, Châu Thành và Cai Lậy.
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh TCM, ngành y tế Tiền Giang khuyến cáo dù đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm, nhưng bệnh thường gia tăng 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 thường diễn ra từ tháng 3 - 5 và đợt 2 từ tháng 9 - 11. Và thời điểm này là bước vào đỉnh thứ 2 trong năm của dịch.
Phong Linh (tổng hợp)