Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy – ông nói sai rồi!

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy – ông nói sai rồi!

Nguyễn Quốc Hưng

Nguyễn Quốc Hưng

Thứ 2, 01/04/2019 07:30

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông, người có hơn 30 năm nghiên cứu về giao thông đô thị Hà Nội, cho rằng: “Xe máy chỉ chiếm mặt đường khoảng 1/5 so với ô tô, lượng thải ra cũng ít hơn so với ô tô”.

Có hai vấn đề được nhắc đi, nhắc lại đến cũ mèm: “Xe máy chiếm chỉ 1/5 diện tích trên đường so với ô tô và Xe máy xả khí thải ít hơn ô tô” - đã được cựu Bộ trưởng Giao thông Đào Đình Bình phát biểu cách đây hơn 10 năm rồi thêm một vài vị chuyên gia nữa… Và giờ đến TS Thủy, người được cho là có hơn 30 năm nghiên cứu về giao thông, thì thật sự là quá sức tưởng tượng và chịu đựng.

Xi nhan Trái Phải - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy – ông nói sai rồi!

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy. Ảnh: Hoàng Lực

Bức xúc vì nếu chỉ là người dân thì họ có thể nói theo cảm tính, còn các nhà khoa học, chức sắc trong lĩnh vực của mình thì dù là Tiến sĩ ở lĩnh vực nào, điều kiện cần là phải có tư duy logic tốt, và điều kiện đủ là kiến thức lý thuyết và thực hành cùng với các công trình nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn của học vị Tiến sĩ đó phải được công nhận - mà vẫn phát biểu được như vậy(?!)

Đầu tiên hãy nói về logic: 1 chiếc xe máy có dung tích xi lanh 100cm3 so với 1500-2000cm3 của ô tô là chỉ bằng 1/15-1/20. Chiếc xe máy nặng chừng 80-90kg so với ô tô chừng 1,600-1,800kg cũng là khoảng 1/20. Trong khi đó, cùng đi quãng đường 100km thì xe máy mất khoảng 2,5-3 lít xăng (theo công bố của nhà sản xuất) và ô tô thì mất từ 5,5 đến 7,5 lít. Nghĩa là xe máy tiêu tốn xăng gần bằng 1/2 ô tô.

Vậy với dung tích xi lanh bằng 1/20 và trọng lượng cũng bằng 1/20 mà tiêu tốn xăng bằng ½, nghĩa là gì? Là hiệu suất động cơ của xe máy chỉ bằng 1/10 ô tô, nghĩa là lượng xăng đốt của xe máy không hoàn toàn cháy hết mà thải ra môi trường gấp 10 lần ô tô nếu cùng dung tích. Điều này đưa đến kết luận rằng tỷ lệ khí thải độc hại do xe máy thải ra chắc chắn lớn hơn khí thải do ô tô thải ra. Theo số liệu từ Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia năm 2016, cả nước có hơn 2,7 triệu xe ô tô và gần 45 triệu xe máy. Nếu nhân với tỷ lệ này, thì sẽ thấy rõ tổng số các xe máy đã thải ra khí thải nhiều hơn rất nhiều tổng số các ô tô thải ra.

Điều này càng được khẳng định nếu suy luận logic thêm: Ô tô là phương tiện được đại đa số các nước sử dụng, so với xe máy thì chỉ có một góc châu Á, trong đó Việt Nam sử dụng như là phương tiện chính. Với 1 thị trường lớn và tiềm năng của ô tô, thì các nhà sản xuất sẽ đầu tư nâng cấp công nghệ vượt trội so với xe máy, áp dụng các tiêu chí khí thải khắt khe hơn với xe máy rất nhiều. Không thể có chuyện ô tô thải ra khí thải độc hại hơn xe máy được. Nếu so từng chiếc 1-1 thì có khi là bằng nhau, nhưng so về dung tích xi lanh thì nhỏ hơn 10 lần. Và khoảng cách này sẽ càng ngày càng xa.

Tiếp theo, hãy nói về diện tích mà phương tiện chiếm dụng trên đường: Xe máy chiếm 1/5 diện tích đường so với ô tô? Sao lại có thể cho rằng ô tô và xe máy ra đường chỉ để đỗ cho họ đo diện tích thôi ư? Nếu chỉ có vậy thì chỉ cần đứa trẻ học lớp 1, đâu cần tới Tiến sĩ để biết? Phương tiện ra đường là để chạy, vậy phải đo khi nó chạy chứ. Chuyên môn phân biệt rõ ràng 2 khái niệm giao thông động và giao thông tĩnh. Vậy khi chúng chạy thì cái nào chiếm nhiều đường hơn, đo bằng cách nào? Cách tổng quát nhất là so sánh khả năng thoát xe trên các cung đường khác nhau thì sẽ biết được cái nào là tác nhân gây ùn tắc, hay nói cách khác là "chiếm đường" nhiều hơn. Bởi vì việc chiếm đường ở đây không chỉ phụ thuộc vào kích thước của xe mà còn vào cách đi xe của người sử dụng, phụ thuộc vào địa hình xe chạy. Ví dụ nếu 2 xe máy đi chậm và song song nhau trước mũi 1 đoàn ô tô thì việc gây ùn tắc là do đoàn ô tô hay do 2 xe máy? Việc 1-2 chiếc xe máy lao từ bên phải sang rẽ trái tại ngã tư làm cả đoàn ô tô không thể đi thẳng được và chèn tiếp hàng trăm xe máy phía sau thì sẽ tính thế nào?

Theo quan sát của tôi mỗi khi ra nước ngoài, thì với 15 giây đèn xanh, cùng với 3 làn đường và không có xe máy thì họ sẽ thoát được khoảng từ 50-80 ô tô, trong khi ở VN chỉ thoát được 3-5 ô tô và cũng khoảng 50-70 xe máy trong điều kiện đèn hiệu và làn đường được tuân thủ. Còn nếu có xe máy rẽ trái tạt mũi ô tô (ô tô không bao giờ được phép đi như vậy, muốn rẽ trái thì buộc phải dừng ở làn trái, nếu dừng sai làn thì buộc phải đi thẳng) hoặc 1-2 xe máy dùng dằng chưa đi ngay thì không tính được, có thể gây tắc ngay tức thì vì chưa kịp đi hết ngã tư đã bị dòng xe đối diện lao tới cản đường.

Thậm chí có những nguyên nhân gián tiếp: trên cùng 1 con đường nội đô 2 làn thì xe nước ngoài chạy 40-60km/h ở cả 2 làn còn ô tô ở VN chỉ dám chạy 20-40km/h và chạy ở làn ngoài kể cả khi rất ít xe máy trên đường. Đó là vì ô tô không thể biết khi nào thì sẽ có 1 cái xe máy lao từ trên hè xuống trước mũi họ. Hay chiếc xe máy chạy trước khi nào thì đột ngột rẽ trái kể cả chỗ không phải ngã tư, hay quay đầu. Vô hình trung, xe máy dù không hiện diện, chỉ dựng trên vỉa hè nhưng lại "chiếm" hẳn 1 làn đường và là tác nhân gây chậm tốc độ ô tô ở làn còn lại.

Vậy kết luận là gì? Nếu không muốn nói là xe máy "chiếm đường" bằng hoặc hơn ô tô, thì cũng không thể nói xe máy chỉ chiếm đường bằng 1/5 ô tô như kết luận của ông Thủy được. Nó chỉ đúng khi các vị dùng để tính tiền phí đỗ xe chứ không dùng để giải bài toán ùn tắc giao thông. 

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy – ông nói sai rồi!

Tống Thành Nguyên

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.