Tiến sĩ Trần Thanh Huy: Sự vô cảm đáng sợ hơn đại dịch Covid -19

Tiến sĩ Trần Thanh Huy: Sự vô cảm đáng sợ hơn đại dịch Covid -19

Trần Thanh Thắng

Trần Thanh Thắng

Thứ 7, 25/12/2021 14:30

“Bệnh vô cảm” không phải là căn bệnh trong y học, nó là căn bệnh xã hội. Đây là cách sống tiêu cực đáng phê phán, dần làm mờ nhạt “lòng nhân ái” của con người.

Theo Tiến sĩ – bác sĩ Trần Thanh Huy: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương".

Cùng trò chuyện với Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thanh Huy (Hiệu trưởng Trung tâm phát triển tài năng Ngôi Sao Nhỏ - Alpha Star) qua cuộc phỏng vấn ngắn. Ông Trần Thanh Huy là một Tiến sĩ Y khoa tốt nghiệp tại Pháp, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Kinh tế, Văn học, Nghệ thuật... có nhiều bài viết trên các tờ báo tại Việt Nam… Khác với các bài giáo điều, ông Trần Thanh Huy trò chuyện rất chân tình, thực tế. Ông luôn nhấn mạnh đến khía cạnh lương tâm, trách nhiệm và ý thức.

Kết nối - Tiến sĩ Trần Thanh Huy: Sự vô cảm đáng sợ hơn đại dịch Covid -19

Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thanh Huy.

Thưa Tiến sĩ Trần Thanh Huy, ông có thể cho chúng tôi biết có phải xã hội càng phát triển thì con người ta ngày càng trở nên "vô cảm"?

Trong y học không có bệnh "vô cảm". Đó là căn bệnh của cách hành xử, căn bệnh của lối sống hiện đại. Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại...

Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; một vụ nữ sinh lột áo, giật tóc, đánh hội đồng; một vụ làm nhục người khác, một vụ giết người dã man,… như xem một màn kịch, lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng. Người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt mặc dù việc đó xảy ra sờ sờ trước mắt. Từ những chuyện tranh cãi hay xô xát lặt vặt nhưng không ai lên tiếng can ngăn và thế là dẫn tới án mạng, một cách thản nhiên.

Thưa tiến sĩ, tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân?

Một bệnh nhân, hay nạn nhân được đưa tới bệnh viện, cho dù đang trong tình trạng thập tử nhất sinh, nhưng không được cứu chữa ngay vì còn chờ người nhà đến làm các thủ tục cần thiết, trong đó có cả thủ tục "đầu tiên", đến khi xong mọi thủ tục thì đâu còn người nữa để mà cứu chữa. Một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân nằm sống soài trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì "quá bận", "quá vội"…

Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.., người ta thấy tràn ngập các vụ việc thuộc loại "cướp, giết, hiếp" hay "tiền, tình, tù tội", nhiều vụ kinh hoàng, sởn gai ốc. Báo chí có tác dụng cảnh báo, nhưng đọc mãi thành quen, rồi chai sạn, thờ ơ trước những chuyện tày trời như thế. Không ít vụ việc phơi bày sự vô cảm đến tàn nhẫn của những người chứng kiến.

Trước nỗi đau, tai họa và bất công mà người khác phải chịu đựng, những ai đó không phản ứng được tức là đã bị tê liệt về tinh thần xã hội. Đó là sự suy đồi về lối sống, suy thoái về đạo đức.

Thưa Tiến sĩ, ông có thể cho biết bệnh "vô cảm" có chữa trị được không?

Không khó để nhận ra bệnh vô cảm, nhưng làm sao để chữa được bệnh thì không hề đơn giản. Sự mất lòng tin trong xã hội, sự ích kỷ, tính thực dụng trong lối sống của một bộ phận xã hội làm cho bệnh thêm nặng. Để chữa trị căn bệnh "ung thư tâm hồn" này, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết phải tạo cho xã hội một sức "đề kháng".

Kết nối - Tiến sĩ Trần Thanh Huy: Sự vô cảm đáng sợ hơn đại dịch Covid -19 (Hình 2).

Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thanh Huy.

Đó chính là việc xây dựng và không ngừng nhân lên những yếu tố tích cực trong xã hội. Một môi trường xã hội tốt, lành mạnh sẽ tạo được "sức đề kháng" cao với căn bệnh này. Ngược lại, trong một môi trường xã hội xấu, nơi mà tiêu cực lấn át tích cực thì bệnh vô cảm sẽ lây lan. Phải bền bỉ xây dựng văn hóa ứng xử, tạo đời sống tinh thần phong phú, mà ở đó các giá trị tinh thần, đạo đức của xã hội được xác lập rõ ràng, thể hiện mạnh mẽ, để ai làm những điều xấu cũng phải sợ, cũng phải ngại. Nếu cái tốt, cái thiện ở thế thượng phong, nếu ở đâu người tốt cũng biết đoàn kết, hợp lực tạo nên sức mạnh thì ở đó chắc chắn cái xấu, cái ác sẽ từng bước bị đẩy lùi, sự vô cảm sẽ mất dần đi.

Tuy vậy, ngoài tình trạng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm thì dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”,… Hiện nay, những truyền thống ấy tiếp tục được kế thừa và phát huy trong bối cảnh mới. Nhiều tấm gương quên mình cứu người giữa dòng nước lũ, viết đơn tình nguyện vào tâm dịch Covid -19 để chống dịch, bất chấp hiểm nguy… Hãy cùng nhau lan toả lối sống tốt đẹp để xây dựng một xã hội văn minh. Vì một xã hội nói không với “ vô cảm”.

Kết nối - Tiến sĩ Trần Thanh Huy: Sự vô cảm đáng sợ hơn đại dịch Covid -19 (Hình 3).

Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thanh Huy.

Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết" - cái chết trước hết từ trong tâm hồn.

Xin cảm ơn tiến sĩ Trần Thanh Huy!

Hải Thanh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.